ClockThứ Sáu, 01/12/2017 09:01

Đứng “bên rìa” văn hóa giao thông

TTH - Mọi xử sự trong cuộc sống đều cần văn hóa. Giao thông, việc diễn ra hàng ngày đối với mọi người thì càng cần văn hóa.

Nói đến văn hóa giao thông thì nó rộng lắm. Ví dụ như có một người đi xe honda, vì một lý do nào đó bị ngã trên đường. Bạn đi ngang dừng xe lại giúp đỡ, đó là một hình ảnh đẹp. Đó là sự ứng xử thường thấy giữa con người với con người. Nó thể hiện tình người, đó có thể gọi là xử sự có văn hóa. Bạn không dừng lại giúp đỡ cũng không thể bảo bạn là không có văn hóa. Bởi biết đâu bạn có những việc còn cần kíp hơn trong khoảng thời gian ấy, và người ngã xe kia cũng chưa phải là nghiêm trọng. Nói tóm lại, văn hóa là cách ứng xử “đẹp” trong cuộc sống, nhưng không có tính ràng buộc. Nó chỉ có tính quy ước cộng đồng mà thôi.

Nhưng luật thì khác. Đã là luật thì bắt mọi người phải tuân thủ. Bất di bất dịch. Văn hóa giao thông có thể nói là một phần của luật. Khi tham gia giao thông phải đúng luật. Chạy đúng phần đường của mình, đúng tốc độ quy định, biết nhường nhịn, không bóp còi inh ỏi làm người khác giật mình có thể gây ra nguy hiểm. Lỡ có va quệt nhau thì cũng nói năng nhẹ nhàng, phân tích đúng sai chứ không phải nhảy sấn sổ vào nhau như nhiều trường hợp mà chúng ta thường thấy.

Đáng tiếc là xã hội chúng ta rất thiếu điều này. Tôi không phải là người quá bi quan, nhưng đó là một thực tế diễn ra hàng ngày trên đường, nhan nhản. Nó là số đông chứ không phải là số ít. Hãy quan sát một đoạn đường ngắn, đó là đoạn giao nhau giữa đường sắt và đường Điện Biên Phủ (TP. Huế). Cứ mỗi lần có tàu đi qua, đáng lý người tham gia giao thông ở hai chiều phải đi đúng phần đường của mình. Như thế khi tàu qua rồi, việc lưu thông mới trở nên thuận lợi, nhanh chóng, không tắc đường và cũng bớt gây ra nguy hiểm. Đằng này cả hai bên đều chen lấn nhau tràn ra cả mặt đường. Thế là tàu có đi qua rồi thì đường vẫn tắc.

Có lẽ nhìn thấy sự lộn xộn này, gần đây ngành chức năng đã lắp đặt một dải phân cách mềm. Thế nhưng tình hình vẫn không cải thiện mấy. Vẫn có rất nhiều người cứ chen về phía ngược chiều. Nếu có cảnh sát giao thông kiểm soát ở đây thì tôi tin không phạt được người nào (hoặc rất ít) vì một lượng người vi phạm quá đông như thế thì biết phạt ai!? Chỉ có còn một cách, bắt camera giám sát để có thể “phạt nguội”.

Chúng ta nói nhiều về văn hóa giao thông. Và có lẽ đã tốn không biết bao nhiều tiền của cho việc tuyên truyền, cho các giải pháp để hạn chế vi phạm giao thông, nâng cao ý thức tham gia giao thông. Nhưng xem ra hiệu quả đưa lại không được bao nhiêu. Có thể nói chúng ta chưa chạm được đến “rìa” văn hóa giao thông chứ đừng nói gì đến văn hóa giao thông. Những cái cách vận động chung chung gần đây bằng mấy câu khẩu hiệu khó đo lường được kết quả chỉ cho thấy mong muốn, khát vọng trong quản lý chứ không cho thấy điều gì hơn thế.

Đến đây thì chúng ta có thể khẳng định mấy điều:

Với những giải pháp và cách tổ chức thực hiện như thời gian qua là không hiệu quả. Để cho người dân tham gia giao thông tự ý thức lại càng không hiệu quả. Tổ chức lực lượng chức năng, tăng cường kiểm tra kiểm soát cũng không hiệu quả. Có thể sẽ có người hỏi: nếu không dùng những biện pháp, giải pháp như thời gian qua thì tình hình lộn xộn trong giao thông có thể còn nghiêm trọng hơn. Điều này khó mà ai tranh luận được, vì đó là điều không thể biết. Nhưng điều biết được, để thấy rằng tình trạng tham gia giao thông (chỉ xét trong phạm vi đô thị) hết sức lộn xộn thì ai cũng có thể nhìn thấy.

Vậy chẳng lẽ không có cách nào?

Theo người viết bài này, nên tính toán để thay thế một số giải pháp, hoặc bổ sung giải pháp, đó là sử dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào kiểm soát việc tham gia giao thông. Ví dụ như lắp đặt hệ thống camera giám sát. Chúng ta chưa đủ tiền thì đặt ra lộ trình để làm dần dần. Phải đặt ra mục tiêu đến thời điểm nào thì sẽ áp dụng hoàn toàn thiết bị máy móc để giám sát việc này. Hiện nay các loại thiết bị này phát triển rất nhanh, giá thành ngày càng rẻ, các ứng dụng này càng rộng rãi cho phép chúng ta tin rằng đây không phải là giải pháp viển vông. Lực lượng chức năng kiểm soát tham gia giao thông chỉ bố trí những nơi cần thiết.

Cái hay của công nghệ là nó “khách quan”. Và hiệu quả của công nghệ khi tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội, tham gia vào công tác quản lý là điều đã được chứng minh. Chúng ta chẳng phải băn khoăn, nghi ngờ gì về điều này.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn

Sáng 6/4, lãnh đạo huyện Phú Lộc thông tin, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện Phú Lộc đang triển khai xây dựng dự án (DA) tuyến đường đô thị mới La Sơn (Lộc Sơn) với kinh phí gần 152 tỷ đồng. DA giao trách nhiệm cho BQL Đầu tư Xây dựng khu vực huyện Phú Lộc làm chủ đầu tư.

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn
DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG BỘ VEN BIỂN:
Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6/2024

Dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An (TP. Huế) đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), tiến độ thi công trên công trường, nhằm hoàn thành công trình vào tháng 3 năm 2025.

Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6 2024
Đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Ngày 29/2, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh cho biết, sau hơn 3 ngày rà soát hiện trường tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoàn công tác gồm đại diện lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ II (Bộ Giao thông Vận tải); Cục Cảnh sát Giao thông CSGT (Bộ Công an); Ban ATGT và các phòng ban chức năng tỉnh, cùng Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh… thống nhất các giải pháp bổ sung, điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến.

Đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top