ClockThứ Năm, 16/12/2010 05:22

Đừng để sự việc đáng tiếc xảy ra

TTH - Đến thời điểm này, đã hơn 10 ngày đi qua kể từ đêm 30/11, khi Lăng Khải Định “đón” những vị khách không mời khiến thùng phước sương và một số cổ vật bị mất đi, các cơ quan chức năng vẫn đang... điều tra. Vẻ như, thêm một ngày “đang điều tra” là thêm một quãng nỗi bất an về số phận các cổ vật Huế bị kéo dài.

1. Loay hoay trong những thông tin về cổ vật, tôi lại gặp “Cổ vật trong các di tích triều Nguyễn ở Huế” của TS. Trần Đức Anh Sơn. Càng đọc “Cổ vật...” của anh, càng thấy giá trị của cổ vật là vô cùng và trách nhiệm bảo vệ các cổ vật của Huế càng thêm nặng nề.


Du khách đến tham quan lăng Khải Định. Ảnh: Tuệ Ninh

Theo TS. Trần Đức Anh Sơn, trong 16 điểm di tích triều Nguyễn do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế quản lý, có 12 di tích đang bảo quản và trưng bày khoảng 2.400 cổ vật (chưa kể, Bảo tàng Cổ vật cung đình của Trung tâm đang tập trung hơn 8.000 cổ vật khác). Đó là những vật dụng từng gắn bó mật thiết với cuộc sống của các bậc đế hậu; những đồ dùng cho các nhu cầu sinh hoạt, lễ nghi, tín ngưỡng và quốc phòng của hoàng gia và triều đình nhà Nguyễn; những tặng phẩm, thương phẩm phản ánh các quan hệ ngoại giao, thương mại giữa Việt Nam với các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Anh, Thái Lan… trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ XX. Đây cũng là những vật chứng để người đời sau hiểu thêm về đời sống trong cung đình Huế; về thân thế và sự nghiệp của các bậc đế vương triều Nguyễn; về các quan hệ ngoại giao, thương mại giữa Việt Nam với các nước thời phong kiến; về lễ nghi và đời sống tôn giáo, tín ngưỡng thời Nguyễn. Đối với hoạt động du lịch, sự hiện diện của các cổ vật trong các di tích đã tạo ra cho những không gian lịch sử, không gian văn hoá, không gian tri thức vốn là những cái đích cần hướng đến của một tour du lịch văn hoá (loại hình du lịch được coi là thế mạnh của Cố đô Huế nói riêng và Việt Nam nói chung). Không thể hình dung được cảnh tượng một khu di tích, dù được trùng tu hoàn mỹ, đúng nguyên trạng nhưng lại thiếu vắng những cổ vật, những tự khí bài trí ở nội và ngoại thất. Khi ấy, đó sẽ là những di tích chết vì chúng đã thiếu mất những dấu ấn xưa cũ của quá khứ mà cổ vật chính là thứ chứa đựng cái “cũ” quý giá đó...
2. “Mất trộm cổ vật vừa qua là một sự việc rất đáng tiếc. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng bảo vệ để đảm bảo an toàn cho cổ vật ở các điểm trưng bày”, anh Nguyễn Thành Nam, Trưởng phòng Quản lý Bảo vệ (Trung tâm BTDTCĐ Huế) cho biết. Anh cũng nói thêm: “Từ trước tới nay, công tác an ninh và đề cao cảnh giác để bảo vệ các khu di tích luôn được Trung tâm quan tâm và xây dựng các phương án cụ thể. Riêng nội bộ Phòng Quản lý bảo vệ, mỗi cuộc họp, giao ban, vấn đề này luôn được nhắc nhở, quán triệt. Sau sự việc này, chúng tôi càng phải nêu cao cảnh giác và quan tâm đến nhiều việc hơn nữa”.

Thăm cổ vật triều Nguyễn ở Cung An Định

Trả lời báo chí về sự việc này, KTS Phùng Phu, Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế cho rằng, một trong những khó khăn của Trung tâm hiện nay là quần thể di tích thuộc quản lý của Trung tâm quá rộng, nên khó quản lý. Trung tâm đã rất cố gắng trong vấn đề này khi bố trí điện chiếu sáng cùng lực lượng bảo vệ cẩn mật tại các điểm di tích. TS. Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế thể hiện quan điểm, nên công khai tất cả những gì có thể liên quan đến vụ mất cổ vật tại Lăng Khải Định vừa qua. Điều này có điểm lợi là để đông đảo người dân cùng có thông tin phục vụ cho công tác điều tra của các cơ quan chức năng, cũng như để việc tìm lại cổ vật được thuận lợi hơn.
Thực tế, cổ vật bị mất không phải là chuyện “động trời”. Việc đáng tiếc xảy ra ở lăng Khải Định vừa qua cũng không phải là lần đầu di tích Huế bị kẻ gian xâm nhập để trộm cắp cổ vật. Khi sự việc này xảy ra, có kẻ bất an: “Trộm răng mà giỏi khi các điểm di tích đều chặt bảo vệ vòng trong vòng ngoài?”, lại có người “thạo tin”: “Bảo vệ ... quên nhiệm vụ”... Tất nhiên, việc đáng tiếc đã xảy ra và trách nhiệm thuộc về ai thì người đó phải chịu. Nhưng tất cả đều cho thấy, những nỗ lực của Trung tâm BTDTCĐ Huế trong vấn đề đảm bảo an ninh cho cổ vật nói riêng, các khu lăng tẩm nói chung, là chưa đủ và vẫn chỉ là người đứng ở chỗ sáng, chưa kiểm soát được những kẻ hôi của đang thèm thuồng trong bóng tối.
Năm đang hết, Tết về rất gần, tình hình an ninh trật tự xã hội càng lúc càng phức tạp... Di tích Huế sẽ lại những ngày không ngủ.

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top