ClockThứ Ba, 29/03/2016 13:35

Đừng làm gương xấu

TTH - “Cha mẹ phải luôn luôn sống tốt để làm gương cho con, cớ sao chị lại dắt con theo làm bình phong che đậy cho hành vi trộm cắp? Nhiều lần chị phải đứng trước vành móng ngựa, đó là điều tồi tệ. Nhưng tệ hơn nữa, là người mẹ mà chị lại làm gương xấu cho con. Có bao giờ chị suy nghĩ về điều đó không”?

Nữ bị cáo cúi mặt trước câu hỏi khá gay gắt của vị hội thẩm. Có lẽ L.T.T.M. (31 tuổi, trú tại phường Phú Thuận, TP Huế) “cứng họng” không biết phải lý giải như thế nào về việc thường dắt hai đứa con nhỏ theo trong những lần đi “chôm chỉa”. Có lẽ lần đó chủ chiếc xe máy đã không hề nghĩ, người phụ nữ bụng mang bầu, hai tay dắt hai đứa con lít nhít cách nhau chừng tuổi lại đang thực hiện hành vi “đạo chích”. Bởi không ai dắt con nhỏ theo để chứng kiến việc làm vi phạm pháp luật, xấu xa của mình. Vậy nên “khổ chủ” đã mất cảnh giác. Sau khi trộm được chiếc xe máy, M. dùng chính chiếc xe này chở hai con ra Quảng Trị, bán xe lấy tiền tiêu xài. Lần khác, M. cũng dắt theo hai con nhỏ vào một cửa hiệu bán quần áo. Trong cửa hàng, cả khách và chủ đinh ninh mẹ đang đi sắm đồ cho các “nhóc” nên cũng mất cảnh giác. Thế là một chiếc xe máy dựng phía trước không cánh mà bay.

Điều đáng suy nghĩ, nữ bị cáo này đã “năm lần bảy lượt” ra trước vành móng ngựa, với cùng một tội danh trộm cắp tài sản (mà đây là lần thứ 5). Có vị hội thẩm nhân dân từng “gặp lại” bị cáo mấy lần. Khi bị cáo biện bạch vì cha mẹ già, chồng hay đau ốm bệnh tật, bị cáo lại không có vốn liếng nghề nghiệp gì, gia đình hoàn cảnh khó khăn nên phải đi ăn trộm lấy tiền mua sữa cho con, vị hội thẩm đã ngao ngán: “Năm ngoài đứng ở đây (tức trước vành móng ngựa) bị cáo cũng viện lý do như vậy rồi hứa sẽ từ bỏ, hứa kiếm việc làm, không tái phạm trộm cắp. Thế mà bây giờ bị cáo lặp lại “điệp khúc” cũ là sao? Trong cuộc sống biết bao người đau ốm, thậm chí tàn tật nhưng họ vẫn cố gắng kiếm sống bằng sức lao động của mình, làm người lương thiện. Chồng bị cáo có nghề gò hàn, có thu nhập. Bị cáo cho rằng mình không vốn liếng, sao không kiếm việc làm thuê làm mướn, kiếm tiền nuôi con mà làm kẻ trộm cắp chuyên nghiệp? Chẳng qua là bị cáo lười lao động mà sẵn sàng nhúng tay vào chàm”.

Nữ bị cáo lí nhí, lần này sẽ quyết tâm bỏ. Bị cáo đã 31 tuổi rồi, các con cũng đã lớn. Nếu để các con biết việc làm sai trái của bị cáo, sợ rằng sau này không nghe lời mẹ. Tòa phân tích, nếu bị cáo suy nghĩ được như vậy là tốt. Nhưng quan trọng hơn là bị cáo phải thực hiện được. Cha mẹ là tấm gương cho con cái. Nếu bị cáo không dừng tay, cứ tiếp tục vi phạm, ở tù ở tội, thì nguy cơ không phải chỉ bị con cái không nghe lời mà có thể bọn trẻ đi theo “vết xe đổ” của mẹ. Đó chính là điều đáng lo, đáng sợ nhất.

 

Ra chừng “thấm thía”, M. khai trong thời gian được tại ngoại, chờ xét xử, gần đây bị cáo đã đi giúp việc nhà. Nhà chủ biết bị cáo từng trộm cắp nhưng vẫn cho cơ hội việc làm. Tòa: “Đấy. Bình thường không ai muốn mở cửa cho kẻ đã “có vết” vào nhà mình. Người ta đã mở cho cuộc đời bị cáo cánh cửa, bị cáo phải biết trân trọng. Từ nay bị cáo đừng bao giờ đi lại con đường tội lỗi nữa”.

Sau khi nghị án, TAND TP Huế tuyên phạt bị cáo 3 năm tù. Đang tại ngoại, sau phiên xét xử, bị cáo được trở về nhà. Biết vậy, nhưng M. có vẻ thẫn thờ. Bởi “chạy trời không khỏi nắng”, rồi đến một ngày M. cũng phải xa chồng, xa các con để thi hành án. Giá như những người như bị cáo M. nhận thức rõ ngay từ đầu về lẽ đó, về cái giá mà mình bắt buộc phải trả trước pháp luật để “dừng bước” trước con đường phạm tội, không là những tấm gương xấu cho con cái.

Duy Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gương ông Thơm phường Thủy Phương

Được đánh giá là gương tiêu biểu trong công tác mặt trận không chỉ ở Hương Thủy, hỏi về những phần việc tâm đắc nhất, ông Nguyễn Thanh Thơm - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam phường Thủy Phương (TX. Hương Thủy) chỉ nói đơn giản: Đó là nhờ biết chủ động trong công việc.

Gương ông Thơm phường Thủy Phương
Khu vườn xanh tươi

Ngoài diện tích đã được dùng để xây dựng nhà, khoảnh đất nhỏ hiếm hoi, trồng ngò gai và hẹ.

Khu vườn xanh tươi
Điều không thể chấp nhận

Sự yên tĩnh của xóm nhỏ bị phá vỡ bởi tiếng quát tháo, vứt ném đồ đạc từ ngôi nhà giữa xóm.

Điều không thể chấp nhận
May mà…

Trưa nắng, đang vội vã chạy xe máy từ thị trấn Phú Đa (Phú Vang) đến xã Phú Xuân nằm trên địa bàn huyện này để kịp cái hẹn làm việc...

May mà…
Cô gái “giàu có”

Cô gái kể, hồi còn trẻ cha mẹ chồng vừa đi làm thuê làm mướn, vừa đổ mồ hôi trên mảnh vườn mới đủ nuôi các con khôn lớn trưởng thành.

Cô gái “giàu có”
Return to top