ClockThứ Sáu, 28/08/2015 15:43

Được mùa nhưng vẫn chưa vui

TTH - Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức về thời tiết, sâu bệnh, nông dân vẫn có một vụ lúa được mùa. Nhưng giá lúa hiện nay quá thấp là nỗi lo đối với người dân.
 

Được mùa

Bước vào gieo cấy lúa hè thu, nông dân gặp muôn vàn khó khăn trước tình hình nắng hạn gay gắt, thiếu nguồn giống, sâu bệnh, chuột gây hại triền miên. Lo ngại nhất đối với các địa phương là nguy cơ thiếu nước vào giữa vụ, thời điểm lúa trổ và vào chắc… Tuy nhiên, nhờ sự chủ động vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành và người dân trong việc khắc phục khó khăn nên vụ lúa hè thu này năng suất bình quân đạt trên 60 tạ/ha. Ngay cả các địa phương ven biển, đầm phá như Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền), Phú Đa, Phú Diên, Vinh Xuân (Phú Vang), Hương Phong, Hải Dương (thị xã Hương Trà)… thường bị nhiễm phèn, mặn nhưng năng suất bình quân vẫn đạt 57-60 tạ/ha. 

Ông Phan Thanh Lâm ở thị trấn Phú Đa (Phú Vang) chia sẻ: “Hầu hết nông dân chỉ mong vụ hè thu không bị thiệt hại nặng, không ngờ lại đạt năng suất cao. Các giống lúa truyền thống và cả giống mới đều phát triển tốt, trổ đều, hạt chắc... Gia đình tôi gieo cấy 8 sào, chủ yếu giống Khang dân, mỗi sào đạt gần 3,2 tạ”.

Lúa đóng bao, chất đầy sân nhưng khó bán

Phân tích về các yếu tố được mùa, ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao vai trò của hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Các hồ chứa lớn, nhỏ trên địa bàn tỉnh đều tích nước đầy đủ, kịp thời điều tiết để chống hạn. Hệ thống trạm bơm điện, kênh mương, cống rãnh được xây dựng bê tông hóa, khơi thông dòng chảy đảm bảo đưa nước vào đồng ruộng. Người dân hiện có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, chấp hành tốt khung lịch thời vụ của ngành nông nghiệp cũng là yếu tố thắng lợi. Khi có thông báo của các HTX, người dân đồng loạt gieo cấy lúa, hay cùng ra quân diệt chuột, phòng trừ sâu bệnh, tránh lây lan sang các đồng ruộng khác. Hầu hết các địa phương đưa giống lúa ngắn ngày, cực ngắn ngày vào gieo cấy đã rút ngắn tối đa khung lịch thời vụ. Một số nơi như HTX Nông nghiệp Đông Phú (Quảng Điền) còn cơ cấu duy nhất một loại giống TH5 đưa vào gieo cấy, đạt năng suất cao trên 70 tạ/ha. Việc cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch đã rút ngắn khung lịch thời vụ từ 5-7 ngày, hạn chế tối đa nguy cơ thiệt hại do mưa lũ.

Giá thấp, khó bán

Các vụ gần đây, trong khi vật tư nông nghiệp, phân bón đều tăng nhưng giá lúa lại giảm nên người rồng lúa lời lãi chẳng là bao, thậm chí còn thua lỗ.

Vụ lúa hè thu 2015, toàn tỉnh gieo cấy trên 24 ngàn ha; trong đó khoảng 5.500 ha giống lúa chất lượng HT1, Iri352, Bắc thơm 7… với sản lượng khoảng 30 ngàn tấn thóc. Phần lớn diện tích còn lại chủ yếu gieo cấy giống truyền thống, chất lượng thấp nên sản phẩm rất khó bán, giá lại thấp.

Theo tính toán của anh Trần Văn Lợi (Phú Đa), mỗi sào lúa chi phí phân bón khoảng 350 ngàn đồng, thuê cày trên 100 ngàn đồng, 60-70 ngàn đồng mua giống, 50 ngàn đồng thuốc bảo vệ thực vật, 150 ngàn đồng thủy lợi phí, công thu hoạch 200 ngàn đồng và tính “sòng phẳng” cả tiền công chăm sóc mấy tháng ròng... cũng ngót nghét 2 triệu đồng. Trong khi giá lúa chỉ từ 5.500-6.000 đồng/kg mỗi sào thu 3 tạ, bán được chừng 1,8 triệu đồng. Giá thấp nhưng các thương lái cũng không mấy mặn mà khi người dân cần bán lúa để trả nợ phân bón, giống, thuốc... và chi phí cho sinh hoạt.

Qua trao đổi với nhiều HTX, muốn dễ bán, giá cao cần phải chuyển đổi nhanh cơ cấu giống lúa, đưa các giống chất lượng cao vào sản xuất. Tại mỗi địa phương, tỉnh và ngành nông nghiệp cần đầu tư sản xuất các mô hình thí điểm giống lúa chất lượng cao làm cơ sở để nhân rộng. Sau khi sản xuất thành công cần có chính sách chuyển giao khoa học, kỹ thuật và nhân rộng mô hình, gắn với tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống giao thông nội đồng cần được đầu tư hoàn thiện để đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Giải quyết được khâu sản xuất giống lúa chất lượng, cơ giới hóa… sẽ đạt năng suất cao, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh.

Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Xung kích trên mặt trận kinh tế

Phát huy vai trò xung kích, các cấp bộ Đoàn ở Hương Trà đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia xây dựng thị xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nổi bật trong đó là phong trào phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ...

Xung kích trên mặt trận kinh tế
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Return to top