Giáo dục Góc HS-SV
Đường đến giải thưởng KOVA
TTH - Với Nguyễn Văn Diệu, lớp Triết K35, Khoa Lý luận chính trị, Trường đại học Khoa học Huế, cái tin mình là một trong số 4 sinh viên của Trường được nhận Giải thưởng KOVA lần thứ 11 tại Hà Nội vào ngày 3/11/2013 tới thật quá bất ngờ. “Em vui lắm vì đây không chỉ là vinh dự mà như vậy bố mẹ ở quê sẽ đỡ lo tiền ăn học cho em mấy tháng liền!”, Diệu chia sẻ.
Quê Diệu ở xã miền núi Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Diệu là con út trong một gia đình có đến 8 anh em. Ba mẹ làm nông, cả nhà chỉ trông chờ vào 4 sào ruộng nên cuộc sống gia đình vô cùng khó khăn. “Nhà em thuộc diện hộ nghèo. Ba mẹ già rồi và yếu nữa. Mẹ em bị yếu tim và cao huyết áp. Mấy ngày nay ba cũng bị khó thở. Ở miền núi khô hạn, tất cả phụ thuộc vào ông trời nên mùa vụ hay bị thất thu lắm”, Diệu tâm sự. Các anh chị của Diệu đều phải nghỉ học từ năm lên lớp 7, lớp 8, người học cao nhất cũng chỉ đến lớp 12. Vì vậy, khi cậu út đỗ đại học, bố mẹ Diệu mừng lắm nhưng mừng mà lại lo ngay ngáy vì không biết lấy đâu ra tiền cho con ăn học. Suy đi tính lại, cuối cùng mẹ quyết định đi vay ngân hàng theo chương trình cho sinh viên nghèo vay vốn học tập. Hành trang vào Huế của cậu sinh viên nghèo hồi đó chỉ có một số tiền nhỏ và một ít gạo quê.
Lễ trao giải thưởng KOVA lần thứ 11 sẽ diễn ra tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển, số 20 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội vào chủ nhật, ngày 3/11/2013.
Trường đại học Khoa học Huế vinh dự có 4 sinh viên được xét tặng lần này, trong đó có 2 sinh viên đạt giải thưởng KOVA “Sinh viên đạt điểm xuất sắc, có tư cách đạo đức tốt, có đề tài nghiên cứu khoa học đạt kết quả cao” (giá trị giải thưởng 10 triệu đồng/sinh viên) là sinh viên Nguyễn Thiện Cảm, lớp Triết học K33, Khoa Lý luận chính trị và sinh viên Nguyễn Đức Dũng, lớp Điện tử Viễn thông K32, Bộ môn Điện tử Viễn thông. 2 sinh viên được tặng học bổng KOVA “Sinh viên nghèo vượt khó học giỏi, có tư cách đạo đức tốt” (giá trị học bổng 8 triệu đồng/sinh viên) là sinh viên Hoàng Thị Thúy, lớp Lịch sử K33A, Khoa Lịch sử và sinh viên Nguyễn Văn Diệu, lớp Triết K35, Khoa Lý luận chính trị. |
Để có tiền ăn học, Diệu vừa học vừa đi bán cà phê cóc trên đường Nguyễn Huệ. “Em bán từ 6h sáng đến 11h trưa, một tháng cũng được 700.000 - 800.000 đồng. Việc học tranh thủ vào buổi tối”, Diệu cho biết. Dù bận làm thêm, nhưng Diệu vẫn đảm đương tốt công việc...
Ngọc Hà
- Gieo hạt tử tế từ giáo dục (03/03)
- Gặp các “nhà khoa học” nhí (02/03)
- Giám sát chặt việc chọn sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6 (02/03)
- Quyên góp sách cho tủ sách Huế (01/03)
- Giữ sĩ số lớp học sau tết (01/03)
- Phao di động hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn (01/03)
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 3: Kỳ 3: Khơi dậy niềm đam mê (27/02)
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe (26/02)
-
Giữ sĩ số lớp học sau tết
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe
- Địa chỉ tốt của giáo dục mầm non Phong Điền
- “Năm dịch”, không vắng những giải cao
- Đại học Huế công bố phương án tuyển sinh trình độ đại học năm 2021
- Sẻ chia không khí tết với sinh viên Lào đang ở Huế
- Đừng phụ lòng bố mẹ, các bạn nhé
- Thứ hạng thế giới của Đại học Huế tăng bậc trên bảng xếp hạng Webometrics
- Ấm lòng sinh viên trước khi về quê đón tết
- Học cho mình và cho cả nhà
-
Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe
- Cẩn trọng khi đưa học sinh đi trải nghiệm
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 1: Khám phá cuộc sống quanh ta
- Phao di động hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 3: Kỳ 3: Khơi dậy niềm đam mê
- Quyên góp sách cho tủ sách Huế
- Giữ sĩ số lớp học sau tết
- Gặp các “nhà khoa học” nhí
- Giám sát chặt việc chọn sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6
- Gieo hạt tử tế từ giáo dục