ClockThứ Năm, 28/06/2018 06:15

Duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp

TTH - Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2018 duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, trong đó các ngành công nghiệp chủ lực như bia, dệt may, chế biến thủy hải sản, men frit đạt mức tăng trưởng cao; sản xuất và tiêu thụ bia vượt qua khó khăn, thị trường tiêu thụ ổn định và tăng trưởng trở lại. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7% so với cùng kỳ.

Kinh tế tăng trưởng, việc làm tăng theo

Lĩnh vực dệt may tăng trưởng ổn định

Đầu năm đến nay, sản xuất bia tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao, sản lượng tăng gần 9% so với cùng kỳ, thị trường tiêu thụ bước qua giai đoạn khủng hoảng, phục hồi và phát triển mạnh.

Cùng với bia, lĩnh vực dệt may tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, sản lượng sợi tăng gần 8%, trang phục lót tăng 12%... Ngoài các nhà máy hoạt động lâu nay, 6 tháng đầu năm có thêm nhiều nhà máy may đưa vào hoạt động, nâng kim ngạch xuất khẩu và phát triển thị trường.

Sản xuất men frit tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, sản lượng tăng 39% so với cùng kỳ do các nhà máy sản xuất men frit trên địa bàn hoạt động ổn định và phát huy năng lực tăng thêm của nhà máy mới của Công ty CP Frit Phú Xuân tại Khu công nghiệp (KCN) Phong Điền, Công ty CP Frit Huế nâng công suất thêm 60.000 tấn sản phẩm/năm, Công ty CP Frime Phong Điền đầu tư hệ thống lò hơi tiết kiệm năng lượng và tăng công suất lên gấp 1,5 lần. Chế biến thủy hải sản đạt tốc độ tăng trưởng cao khi sản lượng tôm đông lạnh đạt 2.100 tấn, tăng 62% so với cùng kỳ nhờ các doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc...

Giám đốc Công ty CP Frít Phú Xuân, ông Lê Văn Thông cho rằng, Thừa Thiên Huế có trữ lượng cát lớn, là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất và chế biến men frít nên doanh nghiệp (DN) rất thuận lợi khi đặt nhà máy tại đây. Ngoài nhà máy có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng hoạt động ổn định tại KCN Phong Điền, đầu năm 2018, DN này đã đầu tư 25 tỷ đồng nâng công suất nhà máy lên 33 ngàn tấn/năm, 6 tháng đầu năm 2018 cung ứng ra thị trường trên 12 ngàn tấn sản phẩm.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, một số dự án quy mô lớn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần tăng năng lực tăng thêm cho ngành công nghiệp, như nhà máy sản xuất và gia công các loại sản phẩm gỗ của Công ty TNHH Lee&Park Wood Complex (Hàn Quốc) tại KCN Phong Điền, nhà máy may của Công ty TNHH MTV Sơn Hà Huế công suất 15 triệu sản phẩm/năm tại KCN Phú Đa, nhà máy sản xuất gạch ốp lát granit của Công ty Vitto Phú Lộc công suất 7,2 triệu m2/năm tại KCN La Sơn... Một số dự án như nhà máy may 4 của Công ty CP Dệt may Huế, nhà máy sản xuất sợi ROTOR của Công ty CP Sợi Phú Quang, nhà máy sản xuất vật liệu Cristobalite của Công ty TNHH MTV Đầu tư và Chế biến khoáng sản PHENIKAA Huế đang tích cực triển khai để đưa vào hoạt động trong năm nay sẽ góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp cho tỉnh trong thời gian tới.

Giám đốc Sở Công thương- ông Nguyễn Thanh cho rằng, từ nay đến cuối năm Sở tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các KCN, đôn đốc các nhà đầu tư hạ tầng đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện các KCN Phú Bài, Phong Điền, La Sơn, Tứ Hạ; dự án hạ tầng KCN - Khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây, dự án Bến số 2 và 3, Cảng Chân Mây. Đối với các KCN chưa có nhà đầu tư hạ tầng như Phú Đa, Quảng Vinh và KCN trong Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô thì đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi nhà đầu tư hạ tầng để tạo tiền đề thu hút đầu tư. Đặc biệt, sẽ tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng và kêu gọi đầu tư để sớm hình thành KCN hỗ trợ ngành dệt may tại KCN Phong Điền nhằm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp và đáp ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ cho các DN dệt may.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Lệch pha tăng trưởng

Nguồn vốn huy động vẫn chảy đều vào các ngân hàng, dù lãi suất huy động đang chạm đáy. Trong khi đó, lãi suất cho vay đang ở mức thấp, nhưng tăng trưởng tín dụng lại không mấy khả quan.

Lệch pha tăng trưởng
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top