ClockThứ Tư, 05/12/2018 12:15

“Duyên nợ” với bệnh nhân lao

TTH - “Hầu hết những ai về nhận công tác phòng chống lao, ban đầu không ít tâm tư. Khi tiếp xúc với bệnh nhân lao, càng thấu hiểu nỗi khổ của họ, từ đó thêm yêu và gắn bó với công việc này”. Đó là chia sẻ của bác sĩ CKI Hà Văn Tuần, Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện (BV) Lao phổi tỉnh.

Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho gần 200 cán bộ viên chức lao độngPhẫu thuật mắt miễn phí cho một bệnh nhân người LàoKhám bệnh và trao quà cho bản Sê Sáp (Lào)

Được "sếp trưởng" BV Lao phổi tỉnh giới thiệu tôi được gặp bác sĩ Tuần tại Khoa Lâm sàng khi đang chỉ định điều trị mấy trường hợp bị lao kháng thuốc. Ngay từ ban đầu, anh chìa cho tôi chiếc khẩu trang mới và kèm theo lời diễn giải, lao là bệnh dễ lây qua đường hô hấp. Người tiếp xúc gần với bệnh nhân lao rất dễ hít phải vi trùng lao. Không ít trường hợp y, bác sĩ làm việc trong môi trường BV Lao đã trở thành bệnh nhân. Nhưng nghề đã gắn với nghiệp - nếu ai cũng sợ sẽ không ai cứu chữa cho bệnh nhân lao.

Bác sĩ Tuần khám theo dõi bệnh nhân đang điều trị lao kháng thuốc

Bác sĩ Tuần theo nghề y và "duyên nghiệp" gắn với bệnh nhân lao đúng nghĩa như anh chia sẻ. Tốt nghiệp y khoa khóa 1979-1985 Trường đại học Y khoa Huế (nay là Y Dược Huế), chuyên ngành nội nhi sau đó về công tác tại Phòng khám Đa khoa Phong Sơn (Phong Điền). Hai năm sau, anh chuyển về công tác BV Phong Điền. Hồi ấy điều kiện hạ tầng và trang thiết bị y tế hạn chế nhưng bác sĩ Tuần luôn giữ cái tâm trong lòng đồng nghiệp và bệnh nhân ở Phong Điền. Vững chuyên môn, nhiệt tình trong công việc và tác phong điềm đạm, bác sĩ Tuần được lãnh đạo cấp trên phân công phụ trách thêm chương trình phòng, chống lao ở cơ sở. Từ đó, cái tên bác sĩ Tuần ở BV Phong Điền được ngành y tỉnh nhà biết đến với thương hiệu "Tuần lao".

Tháng 4/2015, bác sĩ Tuần được điều về công tác tại BV Lao phổi tỉnh, một công việc mà bạn bè, người thân phản đối. Bác sĩ Tuần nói: "Từ một bác sĩ đa khoa ở BV Phong Điền chuyển vào BV Lao phổi tỉnh, với nỗi lo lắng của người thân có những lúc tôi cảm thấy phân vân. Nhưng nghĩ đến những bệnh nhân lao chịu nhiều thiệt thòi, tôi không ngừng nghiên cứu, cập nhật, trau dồi chuyên môn vui vẻ gắn bó với công việc này".

Hiện, ngoài công tác làm quản lý ở Khoa Lâm sàng, bác sĩ Tuần trực tiếp điều trị chăm sóc bệnh nhân lao, nhất là bệnh nhân mắc lao kháng thuốc. Bình quân, một phác đồ điều trị lao thường kéo dài 6-8 tháng (với thể lao bình thường) hoặc 18-24 tháng (với trường hợp lao kháng thuốc). Khó khăn nhất với bác sĩ điều trị lao không chỉ là nguy cơ lây nhiễm bệnh cao mà còn áp lực do phải quản lý điều trị lâu dài, thậm chí suốt đời nếu bệnh nhân không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Đây là vấn đề bác sĩ Tuần luôn trăn trở khi tình trạng lây nhiễm lao trong cộng đồng vẫn dai dẳng, tỷ lệ bệnh nhân bị lao kháng thuốc vẫn chưa giảm.

Hiểu rõ tính phức tạp của chứng lao, hiện nay bên cạnh việc chỉ định bệnh điều trị theo phác đồ, bác sĩ Tuần quan tâm sâu hơn về liệu pháp tâm lý tinh thần cho người bệnh. Anh luôn sẵn sàng dành thời gian trao đổi nói chuyện tư vấn cho từng bệnh nhân hiểu rõ về bệnh lao; nắm bắt mỗi hoàn cảnh bệnh nhân để chia sẻ, động viên để người bệnh yên tâm chữa trị.

Bà Trần Thị N. (62 tuổi, phường Phú Hậu, TP. Huế), mắc bệnh lao kháng thuốc đang điều trị tại BV Lao phổi tỉnh, chia sẻ: "Vì hoàn cảnh nên tôi vào đây là lần thứ 2. Trong thời gian nằm điều trị ngày nào cũng được bác sĩ Tuần ân cần hỏi han, nhắc nhở uống thuốc đúng liều và ăn, ngủ đúng giờ giấc để bảo vệ sức khỏe...".

Bác sĩ Tuần mong mỏi, ngoài nỗ lực của ngành y tế, bệnh nhân lao cần sự thấu cảm, chia sẻ, không kỳ thị để họ sớm vượt qua bệnh tật, để bệnh lao không còn là nỗi ám ảnh của cộng đồng.

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Duyên nợ Việt - Thái và cuộc chiến giành ngôi vua

Gặp lại đối thủ đầy duyên nợ Thái Lan, thầy trò Park Hang - seo hạ quyết tâm giành chiến thắng ở trận chung kết lượt đi trên sân Mỹ Đình vào lúc 19g 30 tối ngày 13/11 để giành thế thượng phong hiện thực hóa giấc mơ đem cúp vàng AFF Cup về lại Việt Nam từ tay người Thái.

Duyên nợ Việt - Thái và cuộc chiến giành ngôi vua
“Duyên nợ” với ruộng đồng

Từ nỗ lực, vợ chồng anh Tống Văn Thuật, chị Nguyễn Thị Bích Ngọc (Lê Xá Đông, Phú Lương, Phú Vang) có cơ ngơi nhà cửa khang trang, cửa hàng vật tư nông nghiệp và đứng tên “sổ đỏ” 2 máy cuốn rơm, 4 máy gặt đập liên hợp, phục vụ thu hoạch mùa màng trên địa bàn Phú Vang và “đi ra” các tỉnh.

“Duyên nợ” với ruộng đồng
Duyên nợ với sân khấu truyền thống

Ba năm liên tiếp từ 2018 đến 2020, nghệ sĩ Phạm Thị Lệ (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế) đoạt HCV tại các liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Đây là thành tích không nhỏ với một người nghệ sĩ.

Duyên nợ với sân khấu truyền thống
Cảm thông, chia sẻ với bệnh nhân lao

Gắn bó với công việc trong môi trường nhạy cảm, các y, bác sĩ Bệnh viện (BV) Lao phổi tỉnh đã vượt qua không ít trở ngại... để mang lại cảm giác nhẹ nhàng, không lo lắng cho bệnh nhân đến khám và điều trị.

Cảm thông, chia sẻ với bệnh nhân lao
Tân Nhân - Lê Khánh Căn & duyên nợ với Huế

Tân Nhân - Lê Khánh Căn đều không phải là người gốc Huế, nhưng nói đến sự nghiệp của cặp đôi này thì không thể không nhắc đến Huế. Duyên nợ của họ với Huế thật sâu đậm.

Tân Nhân - Lê Khánh Căn  duyên nợ với Huế
Return to top