ClockThứ Năm, 28/01/2016 09:05

EU cảnh báo khả năng Hy Lạp bị cô lập từ các nước Schengen

TTH.VN - Hy Lạp có thể sớm bị cô lập khỏi sự tự do đi lại trong khu vực miễn thị thực Schengen của châu Âu, nếu nước này không tăng cường kiểm soát biên giới đối với người di cư và người tị nạn đến quốc đảo, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) ngày 28/1 tuyên bố.

Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, Hy Lạp hoàn toàn thất bại trong nghĩa vụ tiến hành các bước cần thiết trước khi cho phép người di cư đến châu Âu, những bước phù hợp với các quy định về khu vực miễn thị thực của châu Âu, được biết đến với cái tên Schengen.

Người tị nạn và người di cư tại cảng Piraeus, gần thủ đô Athens, Hy Lạp ngày 27/1. Ảnh: Reuters

Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovski nói rằng, việc thẩm định về thủ tục tại biên giới Hy Lạp được thực hiện vào tháng 11 năm ngoái cho thấy, “không có hiệu quả trong việc xác định và đăng ký của người di cư, dấu vân tay không được nhập vào hệ thống và giấy tờ đi lại không được kiểm tra một cách có hệ thống nhằm xác thực hay đối chiếu với những cơ sở dữ liệu bảo mật quan trọng”.

Dự thảo phản hồi về hiệu suất của Hy Lạp dự kiến được đa số Chính phủ các nước EU thông qua và ra điều kiện cho Hy Lạp đến tháng 5 năm nay để thắt chặt kiểm soát biên giới của mình, trước khi nước này có thể đối mặt với sự cô lập từ các nước Schengen.

“Nếu các hành động cần thiết không được thực hiện và thiếu sót vẫn tồn tại, các nước thành viên EU có khả năng tạm thời đóng cửa biên giới đối với Athens”, tờ Reuters dẫn lời ông Dombrovskis nói thêm.

Các quốc gia EU đã giới thiệu các biện pháp kiểm soát biên giới tạm thời đến tháng 5 sắp tới nhưng có thể được mở rộng lên đến 2 năm, theo Điều 26 của Bộ Luật Biên giới Schengen. Trong đó, điều luật cho phép các quốc gia gia hạn các biện pháp “trong trường hợp đặc biệt”.

Vùng Schengen có 26 thành viên, với 6 quốc gia có biên giới tạm thời bao gồm Áo, Đan Mạch, Pháp, Đức, Na Uy và Thụy Điển.

Được biết, Hy Lạp trở thành cửa ngõ chính đến châu Âu của người di cư và người tị nạn. Hơn 850.000 người di cư và người tị nạn đến Hy Lạp năm ngoái, con số quá tải này khiến quan chức Athens “cho người tị nạn và người di cư đi qua, và tiến đến châu Âu hơn là giữ họ trên đất Hy Lạp để đăng ký hợp lý” theo tờ báo Al Jazeera America. Hơn 44.000 người đến các hòn đảo của Hy Lạp kể từ đầu năm 2016, chủ yếu là đến Lesbos, Samos, và Chios từ lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ủy ban châu Âu hồi đầu tuần này nói rằng: “60% người nhập cảnh EU hiện là di dân kinh tế, những người không chạy trốn chiến tranh, không cần sự bảo vệ và nên bị trục xuất. Con số thống kê này cho thấy mâu thuẫn với thống kê của Hy Lạp với 90% những người mới đến năm ngoái là từ Syria, Iraq và Afghanistan, hầu hết trong số họ hội đủ điều kiện tị nạn”.

Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & BBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top