ClockThứ Bảy, 17/08/2019 09:18

EU mở rộng hợp tác, hỗ trợ ASEAN

TTH - Một dấu hiệu mới cho thấy mối quan hệ quốc tế đang ngày càng tốt đẹp ngay trong bối cảnh toàn cầu phức tạp trong cả thương mại, tiền tệ và ngoại giao. Đó chính là Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã ký kết thành công thỏa thuận quốc phòng lịch sử đầu tiên của EU đối với các nước Đông Nam Á.

EU, Việt Nam ký kết thỏa thuận quốc phòng mớiASEAN, EU cần nỗ lực hợp tác hơn nữa trong tương lai

Bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh chụp ảnh cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội ngày 5/8. Ảnh: Nikkei News

Thỏa thuận này mở đường, cho phép Việt Nam tham gia vào các hoạt động và nhiệm vụ theo nội dung Chính sách An ninh và Quốc phòng chung của EU, như hoạt động gìn giữ hòa bình và tăng cường hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn.

Lâu nay Liên minh châu Âu vẫn luôn thể hiện sự sẵn sàng duy trì một trật tự dựa trên quy tắc trong khu vực. Trong những năm gần đây, các thành viên chủ chốt trong khối EU đã và đang nỗ lực củng cố quan hệ kinh tế, chiến lược với các nước Đông Nam Á.

Có rất nhiều lý do để châu Âu mở rộng tiếp cận thị trường Đông Nam Á

Đầu tiên, nó hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc và học thuyết chiến lược của EU. Mặc dù vẫn ở vị trí trung lập về các vấn đề lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông, song chiến lược toàn cầu năm 2016 của khối kêu gọi các quốc gia thành viên giữ vững tự do hàng hải, tôn trọng luật biển và khuyến khích giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Hơn nữa, chiến lược an ninh hàng hải năm 2014 của EU cũng hy vọng lực lượng vũ trang của các thành viên EU sẽ “đóng vai trò chiến lược trên biển”, đảm nhận toàn bộ trách nhiệm hàng hải, bao gồm hỗ trợ tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế và ngăn chặn “các hoạt động bất hợp pháp”.

Nhìn chung, thỏa thuận quốc phòng giữa EU và Việt Nam chính là minh chứng nhấn mạnh cam kết hỗ trợ các quốc gia nhỏ hơn bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như “bảo vệ trật tự đa phương dựa trên quy tắc”, một quan chức EU cho hay.

Với tình hình như hiện nay, châu Âu hoàn toàn có thể và nên cung cấp hỗ trợ như tài trợ quốc phòng, tập trận và huấn luyện quân sự chung, hoặc hỗ trợ chuyển giao công nghệ để cải thiện năng lực giám sát và an ninh hàng hải của các nước ASEAN.

Cam kết cải thiện quan hệ

Bên cạnh thiết lập thỏa thuận quốc phòng với một trong số những thành viên ASEAN, EU cũng mong muốn cải thiện quan hệ song phương với từng quốc gia Đông Nam Á, cụ thể là thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA). Được biết vào năm 2018, EU là đối tác thương mại lớn thứ 2 của ASEAN, chỉ sau Trung Quốc. Trong thời gian này, giá trị thương mại hàng hóa song phương đạt khoảng 263 tỷ USD.

Theo Ủy ban châu Âu, các thỏa thuận song phương giữa EU và mỗi nước ASEAN là nền tảng hướng tới một hiệp định EU – ASEAN trong tương lai. Đây là mục tiêu cuối cùng của Liên minh châu Âu.

Hiện EU vẫn đang trên đường hướng đến ký kết thỏa thuận Vận tải hàng không toàn diện (CATA) ASEAN – EU. Trong đó thỏa thuận sẽ cho phép đơn giản hóa các quy tắc vận chuyển giữa hai khối, cùng lúc mở đường cho đầu tư tăng lên.

Tuy nhiên, vấn đề đáng nói là ngoài thương mại, quan hệ của hai khối vẫn còn kém bền vững. Một phần nguyên do bắt nguồn tư cách thức hoạt động tương đối khác nhau giữa hai bên. EU có xu hướng bị chi phối bởi Đức và Pháp. Đòn bẩy sẽ ngày càng lớn và nặng hơn nữa khi Anh rời khỏi khối, dự kiến vào ngày 31/10 tới đây. Trong khi đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được xây dựng dựa trên sự đồng thuận, với các thành viên ASEAN không tham gia vào những vấn đề nội bộ của các nước khác, song lại có quyền ngăn chặn mọi quyết định đi ngược lại với lợi ích của tổ chức, cũng như cản trở hiệu quả của khối trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực.

Với một số khoảng hở trong quan hệ, vừa qua, tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN – EU ngày 1/8, Bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu khẳng định rất sâu về việc biến EU trở thành đối tác an ninh đáng tin cậy cho ASEAN: “Chúng tôi tin tưởng rằng an ninh châu Á cũng là an ninh châu Âu, sự thịnh vượng của châu Á cũng là thịnh vượng châu Âu. Chúng tôi muốn cùng châu Á tham gia giải quyết các vấn đề an ninh trong khu vực và nhiều hơn nữa. Đó là lý do vì sao chúng tôi sẽ triển khai cố vấn quân sự tại một số đại sứ quán của Liên minh châu Âu trên khắp châu Á”.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Nikkei News & Asia Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng
HƯỚNG DÒNG VỐN VÀO LĨNH VỰC ƯU TIÊN:
Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng

Vấn đề này đã được ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chia sẻ cùng Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi trao đổi về hoạt động tín dụng năm 2024, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đang tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng
Mở rộng phong trào, nâng tầm vị thế

Taekwondo là bộ môn thể thao thế mạnh của tỉnh nhà và được Thừa Thiên Huế chọn làm môn thể thao trọng điểm nhóm 1 tập trung đầu tư trong giai 2021 - 2025. “Mở rộng phong trào, nâng tầm vị thế” là phương châm hoạt động của bộ môn này.

Mở rộng phong trào, nâng tầm vị thế
Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai

Sáng 14/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức hội thảo phổ biến hướng dẫn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Nghị định 80/2021/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai
Return to top