Thế giới Thế giới
EU mở rộng lệnh trừng phạt Nga về vấn đề Ukraine
TTH.VN - Liên minh châu Âu (EU) quyết định mở rộng lệnh trừng phạt chống lại Nga cho đến 15/9/2016, bao gồm cả việc đóng băng tài sản và cấm đi lại, do cáo buộc Moscow tham gia vào cuộc xung đột Ukraine.
![]() |
EU mở rộng trừng phạt với Nga đến tháng 9/2016. Ảnh: Bloomberg. |
Trong một tuyên bố hôm qua (10/3), EU cho biết sẽ tiếp tục duy trì các "biện pháp hạn chế" cho đến giữa tháng 9 tới, bao gồm đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh EU, đối với 146 cá nhân và 37 pháp nhân của Nga và Ukraine: các doanh nhân và quan chức Nga, lãnh đạo các Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng, mà EU cáo buộc tham gia "phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ" của Ukraine. Quyết định này được đưa ra trong cuộc họp của các Bộ trưởng Nội vụ EU tại thủ đô Brussels của Bỉ ngày hôm qua.
Ngoài biện pháp trừng phạt cá nhân, EU còn áp dụng biện pháp hạn chế ngành, bao gồm lĩnh vực quốc phòng, tài chính và năng lượng của Nga, được gọi là các trừng phạt kinh tế, và có giá trị đến ngày 31/7/2016.
Khối 28 quốc gia EU cho biết, lệnh cấm được mở rộng "trong quan điểm rằng việc phá hoại hoặc đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraine vẫn đang tiếp diễn".
Theo tuyên bố, 3 người chết đã được loại bỏ khỏi danh sách áp dụng lệnh cấm. Một danh sách những cái tên đầy đủ dự kiến sẽ được công bố vào ngày mai (12/3).
Các biện pháp trừng phạt của EU chống lại Nga ban đầu được áp dụng sau khi Crimea tuyên bố độc lập từ Ukraine vào tháng 3/2014 và chính thức tái gia nhập Nga sau một cuộc trưng cầu. Gần 97% người dân Crimea bỏ phiếu ủng hộ ly khai trong cuộc trưng cầu, với số cử tri đi bầu đạt trên 83%.
Tuần trước, Hoa Kỳ cũng mở rộng lệnh cấm chống lại Moscow cho đến tháng 3 năm sau. Bộ Ngoại giao Nga đã mô tả các biện pháp trừng phạt của Mỹ là vô ích, nói rằng Kremlin có quyền đáp trả.
Washington và các đồng minh châu Âu cáo buộc Moscow làm bất ổn Ukraine. Tuy nhiên, Moscow bác bỏ việc nhúng tay vào cuộc khủng hoảng ở quốc gia Đông Âu này.
Điện Kremlin cũng áp dụng hạn chế đối với một số thực phẩm nhập khẩu từ Mỹ, EU, Na Uy, Australia và Canada trong một động thái đáp trả.
Bảo Nghi (Lược dịch từ Sputnik & PressTV)
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á (01/03)
- Iran từ chối đàm phán với Mỹ và EU (01/03)
- Tỉ phú Bill Gates: Mỹ sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào mùa thu năm nay (01/03)
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia (01/03)
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19 (01/03)
- Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu phát biểu chính thức kể từ khi mãn nhiệm (01/03)
- Mỹ phê duyệt vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson (01/03)
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU