EU sẵn sàng thảo luận về kế hoạch tiếp nhận người di cư
TTH.VN - Ủy ban châu Âu (EC) sẵn sàng thảo luận với các nước thành viên về cách thức tiếp nhận và phân bổ người di cư tìm kiếm quy chế tị nạn tại Liên minh châu Âu (EU).
![]() |
Người di cư Afghanistan tới ngoài khơi đảo Kos, Hy Lạp khi vượt qua vùng biển Aegean giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp ngày 27/5 vừa qua. |
Tuyên bố trên được đưa ra ngay sau khi Pháp và Đức kêu gọi EU xem xét lại bản kế hoạch đối phó với làn sóng người người nhập cư trái phép.
Phát biểu trong một cuộc họp với các bộ trưởng nội vụ từ 6 quốc gia EU tại miền Đông nước Đức, Ủy viên EU phụ trách vấn đề nhập cư Dimitris Avramopoulos khẳng định các con số phân bổ người tị nạn EU đưa ra ban đầu là hợp lý và phù hợp với tình hình thực tiễn.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận vẫn cần thảo luận sâu hơn về các kế hoạch di chuyển và tái định cư cũng như "chìa khóa phân bổ" để xác định mức độ chia sẻ trách nhiệm giữa các nước.
Ông Avramopoulos cho biết thêm EU sẵn sàng thảo luận với các nước về phương thức thực hiện cũng như các cơ chế để để đảm bảo sự cân đối trong phân bổ người di cư tìm kiếm quy chế tị nạn giữa các thành viên EU.
Trước đó, EU đề nghị các nước thành viên tiếp nhận 20.000 người tị nạn Syria và xem xét tiếp nhận 40.000 người di cư tìm kiếm quy chế tị nạn từ Syria và Eritrea hiện đang lưu trú tại Italy và Hy Lạp.
Hạn ngạch tiếp nhận của các nước thành viên EU phụ thuộc vào tổng sản lượng quốc gia, dân số, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ số người tị nạn trong dân số đất nước, theo đó Đức và Pháp sẽ phải tiếp nhận gần 40% số người di cư trên.
Song, tuyên bố chung của Bộ trưởng Nội vụ Pháp và Đức kêu gọi thảo luận sâu trên toàn EU nhằm cân đối hai nguyên tắc "trách nhiệm" và "sự chia sẻ" trong vấn đề tiếp nhận người di cư.
Cùng ngày, phát biểu trong một buổi họp báo, Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhận định làn sóng di cư đang diễn ra trên toàn cầu có thể làm thay đổi bộ mặt của nền văn minh châu Âu.
Một khi đã xảy ra thì không thể đảo ngược tình hình. Do đó, nhà lãnh đạo Hungary nhấn mạnh thực trạng này cần được nhìn nhận nghiêm túc và giải quyết triệt để.
Thủ tướng Orban trước đó từng bị chỉ trích vì thực hiện một bản điều tra ý kiến cộng đồng trong đó gắn người di cư và người di cư tìm kiếm quy chế tị nạn với chủ nghĩa khủng bố.
Ông cũng là một trong những người phản đối gay gắt nhất bản kế hoạch của EU về việc cho phép người di cư được tiếp nhận tại châu Âu.
Theo kế hoạch, các lãnh đạo EU sẽ thảo luận kế hoạch trên trong hội nghị thượng đỉnh ngày 25-26/6 tới tại Brussels (Bỉ)./
Theo TTXVN
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á (01/03)
- Iran từ chối đàm phán với Mỹ và EU (01/03)
- Tỉ phú Bill Gates: Mỹ sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào mùa thu năm nay (01/03)
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia (01/03)
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19 (01/03)
- Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu phát biểu chính thức kể từ khi mãn nhiệm (01/03)
- Mỹ phê duyệt vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson (01/03)
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU