ClockThứ Bảy, 21/05/2016 10:08

EU thông qua cơ chế về ngừng miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ

Các bộ trưởng nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/5 đã thông qua một cơ chế khẩn cấp, theo đó cho phép các quốc gia châu Âu lập tức ngừng chương trình miễn thị thực vào châu lục này đối với công dân Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác nếu các nước này vi phạm các điều kiện chủ chốt của EU.

EU thông qua cơ chế về ngừng miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Image

Cơ chế nói trên sẽ cho phép các quốc gia thành viên EU ngừng chương trình miễn thị thực đối với công dân Thổ Nhĩ Kỳ nếu có một lượng lớn người di cư Thổ Nhĩ Kỳ cư trú trái phép trong EU hoặc nếu có lượng lớn đơn xin tị nạn của người Thổ Nhĩ Kỳ.

Bộ trưởng Nội vụ Hà Lan Klaas Dijkhoff​ đã bày tỏ hài lòng về quyết định nói trên của EU, cho rằng cơ chế mới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp EU xử lý tình trạng lạm dụng các điều khoản trong thoả thuận di cư.

Theo ông Dijkhoff, nếu được Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn, cơ chế mới không chỉ cho phép ngừng chế độ miễn thị thực đối với "các công dân quốc gia thứ 3" như Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn đối với các quốc gia khác hưởng lợi từ các thỏa thuận tương tự với EU.

Miễn thị thực vào EU là một yêu cầu quan trọng của Ankara để đổi lấy việc Thổ Nhĩ Kỳ nhận lại những người di cư đến Hy Lạp theo thỏa thuận di cư EU-Thổ Nhĩ Kỳ được ký hồi tháng 3 vừa qua, nhằm hạn chế dòng người di cư kỷ lục ồ ạt kéo tới châu Âu.

Tuy nhiên, việc Ankara từ chối thực thi những cải cách theo yêu cầu của EU đã khiến việc dỡ bỏ thị thực chưa thể thực hiện, đe doạ phá hỏng thoả thuận giữa hai bên về giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn.

Ngoài ra, EU cũng lo ngại rằng việc xóa bỏ thị thực cho người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm gia tăng đáng kể nguy cơ tấn công khủng bố vào "lục địa già" do những kẻ khủng bố hay tội phạm sẽ lợi dụng cơ chế đi lại tự do để có được hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ.

EC cũng quan ngại rằng tội phạm hoạt động trong những mạng lưới buôn lậu vũ khí, ma túy hay buôn người tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể dễ dàng mở rộng hoạt động ở châu Âu./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Return to top