ClockThứ Ba, 23/02/2016 09:24

EU thừa nhận “điều tra không phù hợp” khi áp thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam

Bộ Công Thương cho biết, ngày 4/2/2016, Toà án Tư pháp thuộc Liên minh Châu Âu (CJEU) đã ra thông báo quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam bị vô hiệu một phần.

Trước đó, vào ngày 5/10/2006, Uỷ ban Châu Âu (EC) ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam. Mức thuế áp dụng đối với Trung Quốc là 16,5%, Việt Nam là 10%.


(Ảnh minh hoạ).

Năm 2010 và 2012, nhà nhập khẩu giày Clark của Anh Quốc và nhà nhập khẩu Puma của Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức đã yêu cầu cơ quan hải quan của hai nước này hoàn lại tiền thuế chống bán phá trị giá đã áp dụng với sản phẩm này với lý do lệnh áp thuế chống bán phá giá không hợp lệ.

Tuy nhiên, yêu cầu này sau đó đã bị từ chối. Do đó, hai công ty Clark quyết định tiếp tục đưa vụ việc lên Toà án về Thuế của Anh Quốc và Toà Tài chính Munich của CHLB Đức. Toà án của hai nước nói trên đã đề nghị Toà án Tư Pháp thuộc Liên minh Châu Âu tiến hành đánh giá tính hợp lệ của lệnh áp thuế.

Theo đó, ngày 4/2/2016, CJEU đã ban hành phán quyết cho rằng việc quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam bị vô hiệu một phần do Uỷ ban Châu Âu đã tiến hành điều tra không phù hợp với quy định liên quan đến đối xử như nền kinh tế thị trường và đối xử riêng rẽ đối với một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Trên thực tế, quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam đã được chấm dứt từ ngày 1/4/2011. Theo các số liệu công bố tại thời điểm đó, quyết định áp thuế chống bán phá giá trong hơn 4 năm đã khiến cho thị phần xuất khẩu da giày Việt Nam vào thị trường châu Âu bị sụt giảm từ 15% (năm 2005) xuống còn 10% (năm 2009).

Phương Dung (Theo Dân trí)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top