Thế giới Thế giới
EU tiếp tục cảnh báo sự “tích tụ” của người tị nạn ở Hy Lạp
TTH.VN - Hy Lạp có thể sẽ tiếp tục nhận thêm 100.000 người tị nạn vào cuối tháng này, Ủy viên Châu Âu phụ trách di trú, ông Dimitris Avramopoulos đưa ra lời cảnh báo hôm 5/3.
![]() |
Người tị nạn tại biên giới Hy Lạp-Macedonian ngày 5/3. Ảnh: AFP |
Cảnh báo của ông Dimitris Avramopoulos được công bố 2 ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra, sự kiện được xem là giải pháp khả thi duy nhất cho cuộc khủng hoảng người tị nạn của châu Âu.
Trong bối cảnh các thành viên Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục tranh cãi về những biện pháp giải quyết dòng người tị nạn khổng lồ, ông Dimitris Avramopoulos đưa ra các biện pháp sắp tới, trong đó có một sự điều chỉnh lớn về quy tắc tị nạn, nhằm giảm bớt tình hình căng thẳng.
"Hy Lạp dự kiến sẽ nhận thêm 100.000 người tị nạn vào cuối tháng này”, ông Avramopoulos nói trong một cuộc họp tại thủ đô Athens.
Hy Lạp nằm ở trung tâm của cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất của châu Âu trong vòng 6 thập kỷ, sau khi một loạt các hạn chế biên giới trên tuyến đường di cư từ Áo đến Macedonia gây ra sự tắt nghẽn tại quốc gia này.
Hơn 30.000 người tị nạn đang bị mắc kẹt trong nước, họ rơi vào tuyệt vọng trước nỗ lực đi đến các nước phía Bắc, nhất là Đức và khu vực Scandinavia.
"Trong một vài tuần”, EU sẽ công bố các quy chế tị nạn để đảm bảo sự “phân phối công bằng hơn đối với gánh nặng và trách nhiệm của vấn đề tị nạn", ông Avramopoulos cho hay.
Theo các quan chức Hy Lạp, Macedonia đã cho phép khoảng 2.000 người vượt qua biên giới của mình trong 2 tuần qua. Tại Hy Lạp, số lượng tương tự những người chạy trốn khỏi chiến tranh và nghèo đói cũng đến từ nước này từ quốc gia láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trong 2 ngày.
Athens đang xây dựng các cơ sở bổ sung để cung cấp chỗ ở cho người tị nạn, nhưng nhiều người muốn đi đến biên giới với hy vọng cuối cùng là được vượt qua biên giới và đang bị mắc kẹt ở đó trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
Hy Lạp đã yêu cầu EU hỗ trợ khẩn cấp 480 triệu euro (tương đương 526 triệu USD) để giúp tìm nơi trú ẩn cho 100.000 người tị nạn. Một quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng, số người tị nạn bị mắc kẹt ở Hy Lạp có thể lên đến 70.000 người trong vài tuần tới.
Lê Thảo (lược dịch từ AFP & Scoopnest)
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo (26/02)
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3 (26/02)
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria (26/02)
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội (26/02)
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường (26/02)
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2 (26/02)
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn (25/02)
- Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025 (25/02)
-
Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
- Campuchia sử dụng hệ thống QR Code “ Stop Covid” để kiểm soát những nơi đông người
- Nga phát hiện ca nhiễm cúm gia cầm H5N8 đầu tiên ở người
-
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm