ClockChủ Nhật, 17/06/2018 14:35

Everest trở thành bãi rác cao nhất thế giới

TTH.VN - Theo ước tính của Ủy ban kiểm soát ô nhiễm Sagarmatha (SPCC), số lượng phế phẩm được thu gom trong năm 2017 nặng tương đương với 3 xe buýt hai tầng.

Hồi chuông báo động từ vấn nạn rác thải nhựaCảnh báo tình trạng “nghiện” sử dụng nhựa ở Đông Nam ÁBáo động vụn nhựa trong băng Bắc CựcNâng cao nhận thức về hành tinh nhân Ngày Trái đấtAnh sắp cấm tiệt tăm bông, ống hút nhựa

Rác thải tràn ngập trên đường lên đỉnh Everest. Ảnh: AFP

Sau nhiều thập kỷ, việc thương mại hóa hoạt động leo núi Everest đã biến ngọn núi này trở thành bãi rác cao nhất thế giới, do số lượng rác thải các nhà leo núi để lại đang ngày càng tăng.

Cụ thể, lều huỳnh quang, thiết bị leo núi dư thừa, vỏ bình oxi... là những bật dụng bị vứt lăn lóc và tràn ngập khắp những sườn núi, kéo dài lên phần đỉnh có độ cao 8.484m.

Với cảnh tượng này, Pemba Dorje Sherpa – nhà leo núi đã chinh phục Everest 18 lần nhận xét: “Thật khinh khủng, ngọn núi đang phải chở một khối rác khổng lồ nặng đến hàng tấn”.

Vì số lượng leo núi đang tăng vọt và sự xuất hiện ngày càng dày đặc của rác thải bị phơi bày bởi các dòng sông băng, dự kiến tình trạng ô nhiễm rác thải trên Everest sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Nhằm giải quyết vấn nạn này, cách đây 5 năm, chính quyền Nepal đã đề ra chính sách bắt buộc mỗi đội để lại khoản tiền gửi trị giá 4.000 USD trước khi tiến hành leo núi. Khoản tiền này sẽ được hoàn trả, nếu mỗi nhóm thu gom được ít nhất 8kg rác thải.

Nhờ vào đường lối chính sách sáng tạo, nghiêm khắc, đến năm 2017, các nhà leo núi Nepal đã thu dọn được khoảng 25 tấn rác thải và 17 tấn chất thải của con người trên núi Everest. Theo ước tính của Ủy ban kiểm soát ô nhiễm Sagarmatha (SPCC), số lượng phế phẩm kể trên nặng tương đương với 3 xe buýt hai tầng.

Theo nhận định của các chuyên gia, mặc dù chính phủ đã và đang triển khai nhiều biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, song với tần suất leo núi dày đặc, khó có thể trả lại hình ảnh nguyên trạng của núi Everest trong thời gian ngắn. Do đó, cựu chủ tịch của Hiệp hội leo núi Nepal  Ang Tsering Sherpa kêu gọi các cấp chính quyền cần đề ra nhiều biện pháp xử lý rác tại chỗ và thắt chặt quy định xả thải trên núi để đảm bảo cảnh quan của Everest.

Đan Lê (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khánh thành Nhà máy Điện rác Phú Sơn

Chiều 6/4, Nhà máy Điện rác Phú Sơn tổ chức lễ khánh thành đi vào hoạt động. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; cùng đại diện các bộ, ban ngành Trung ương. Về phía tỉnh có ông Lê Trường Lưu, UV Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trường đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, thị xã..

Khánh thành Nhà máy Điện rác Phú Sơn
Tập huấn tái chế rác thải nhựa

Hoạt động trên được Hội LHPN TP. Huế phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức ngày 27/3 nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Tập huấn tái chế rác thải nhựa
Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

Trong một báo cáo ngày 28/2, Liên Hiệp Quốc cho biết thế giới đã tạo ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị vào năm ngoái và lượng rác thải này ước tính sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2050, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nặng nề đối với sức khỏe, nền kinh tế và môi trường.

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

TIN MỚI

Return to top