ClockThứ Tư, 30/05/2018 07:04

FAO: Thúc đẩy đa dạng sinh học các ngành nông nghiệp cơ bản

TTH.VN - Tổng giám đốc Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) José Graziano da Silva cho rằng, các quốc gia trên thế giới cần thay đổi cách sản xuất lương thực "cơ bản" để bảo vệ hệ sinh thái của trái đất trong tương lai.

Hơn 750 chuyên gia tập trung giải quyết khủng hoảng đa dạng sinh họcBiến đổi khí hậu có thể làm giảm hơn một nửa động vật hoang dã vào năm 2100

FAO kêu gọi bảo vệ đa dạng sinh học để bảo vệ hệ sinh thái của trái đất. Ảnh: UN

Với bề mặt rộng lớn của hành tinh được sử dụng để trồng thực phẩm, chăn nuôi hoặc sản xuất các sản phẩm như gỗ; ngành nông nghiệp, nếu được quản lý bền vững sẽ có thể đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ đa dạng sinh học, theo nhận định của người đứng đầu FAO.

Phát biểu trong chương trình đối thoại quốc tế kéo dài 3 ngày về việc đưa xu thế này vào chính sách và thực tế nông nghiệp, Tổng Giám đốc FAO kêu gọi sự biến đổi trong sản xuất lương thực, nhằm tạo ra thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học.

"Đa dạng sinh học là điều cần thiết để bảo vệ an ninh lương thực toàn cầu và dinh dưỡng, cải thiện sinh kế nông thôn, và tăng cường khả năng phục hồi của người dân và cộng đồng", Tổng giám đốc FAO nhấn mạnh. Tuy nhiên, đa dạng sinh học hành tinh, ở cấp độ di truyền, loài và hệ sinh thái, đang phải đối mặt với một số mối đe dọa.

Thực tế, thế giới vẫn sản xuất thực phẩm chủ yếu dựa trên những nguyên tắc đã cũ, thường sử dụng hóa chất không thân thiện với môi trường, đồng thời việc mất đa dạng sinh học nông nghiệp cũng gây ra nguy cơ trực tiếp đối với an ninh lương thực.

Đa dạng hóa các nguồn thực phẩm có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực; chẳng hạn như đa dạng các cây trồng có thể chịu được điều kiện nóng hơn và khô hơn. Tương tự như vậy, chăn nuôi đa dạng hơn sẽ cho phép nông dân và người chăn nuôi gia súc lai tạo ra những con vật có thể thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi.

"Ngày nay, đây là điều đặc biệt quan trọng khi đối mặt với những thách thức mới nổi như tác động của biến đổi khí hậu, đô thị hoá nhanh chóng và dân số ngày càng tăng, cùng với việc thay đổi chế độ ăn uống", ông Graziano da Silva nói.

Ở cấp độ trang trại, thực hiện các hoạt động sản xuất ưu tiên bảo vệ đa dạng sinh học cũng có thể đảm bảo rằng thực phẩm có thể được sản xuất bền vững.

LHQ cho biết, hội nghị FAO tuần này quy tụ nhiều người từ khắp khu vực, xem xét và học hỏi từ các ví dụ thực tế về nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp đã được quản lý thành công để bảo vệ đa dạng sinh học. Các nhóm làm việc cũng sẽ tập trung vào cách thức để lồng ghép đa dạng sinh học trong nông nghiệp, bao gồm quản trị toàn cầu; chính sách và pháp luật quốc gia; các ưu đãi và đầu tư tài chính; và các biện pháp chuỗi cung ứng.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG:
Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia trên toàn thế giới, nhất là ở khu vực châu Á đã chứng kiến những lợi ích to lớn từ toàn cầu hóa. Thương mại đã thúc đẩy các nền kinh tế và sinh kế, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

TIN MỚI

Return to top