ClockChủ Nhật, 19/03/2017 10:02

G20 bế tắc trong việc tìm ra giải pháp chống bảo hộ mậu dịch

Tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và thống đốc Ngân hàng G20 không đưa ra cam kết cụ thể về thương mại tự do và chống bảo hộ mậu dịch.

G20 nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận về thương mại, khí hậuG20 khẳng định hợp tác đa phương giải quyết mọi thách thức toàn cầuBộ Ngoại giao Nga lên kế hoạch cho cuộc họp của Ngoại trưởng Nga-MỹBộ trưởng Nông nghiệp G20 tìm cách bảo vệ nguồn nước

Sau hai ngày nhóm họp tại Baden-Baden, Đức, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và thống đốc Ngân hàng Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã kết thúc ngày 18/3.

 

g20 be tac trong viec tim ra giai phap chong bao ho mau dich hinh 1
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và thống đốc Ngân hàng Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã kết thúc mà không đưa ra được một cam kết cụ thể về thương mại tự do và chống bảo hộ mậu dịch. Ảnh: AP
 

Bằng việc chỉ nhắc chiếu lệ đến thương mại trong bản tuyên bố chung, các quan chức G20 đã phá vỡ truyền thống kéo dài một thập kỷ qua về ủng hộ thương mại mở. Đây là một thất bại rõ ràng đối với nước chủ nhà Đức, vốn đã nỗ lực để duy trì các cam kết trước đây của G20. 

Theo truyền thông trước đó, Hội nghị G20 lần này có thể sẽ đưa ra những cam kết rõ ràng về thương mại tự do và chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Tuy nhiên sau hai ngày, hội nghị chỉ đạt được sự thỏa hiệp tối thiểu và không có cam kết chung rõ rệt nào được đưa ra.

Trong khi đó, trả lời họp báo sau cuộc gặp đầu tiên với lãnh đạo tài chính các nước G20, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin khẳng định, Mỹ vẫn giữ cam kết về thương mại tự do song cũng muốn xem xét lại một số thỏa thuận thương mại và hiệu chỉnh những điểm bất hợp lý. 

Ông Mnuchin nêu rõ: “Chúng tôi tin vào thương mại tự do, chúng tôi là một trong những thị trường lớn nhất thế giới, chúng tôi là một trong những đối tác thương mại lớn nhất thế giới, thương mại đã luôn thuận lợi với chúng tôi và với các bên khác. Tuy vậy, chúng tôi muốn xem xét lại một số thỏa thuận nhất định".

Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin, cần xem xét lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), thực thi tốt hơn một số quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và có thể cũng sẽ phải thương lượng lại những thỏa thuận cũ hơn.

Hội nghị Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng G20 năm nay diễn ra trong bối cảnh có ngày càng nhiều quan ngại rằng cuộc chiến thương mại sẽ bùng nổ do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trương bảo hộ thương mại. 

Trong nhiều năm qua, các nước thành viên G20 đã cam kết không định giá thấp tiền tệ, đồng thời chống lại mọi hình thức bảo hộ thương mại. Đối với nhiều người, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 lần này không đạt được kết quả như mong muốn. 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble vẫn đánh giá đây là một hội nghị thành công: “Đối với phía Mỹ, có thể vẫn còn có chút khác biệt và nó hơi phức tạp. Đó là sự thực. 

Tuy nhiên, tất cả chúng tôi đều hoàn toàn đồng ý rằng, thương mại mở cửa là chìa khóa cho sự đàn hồi và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Đó không phải là điều bàn cãi. Bộ trưởng tài chính Mỹ cũng đã đồng tình với điều đó sau cuộc gặp của chúng tôi tại Berlin”.

Trước khi tham dự Hội nghị G20 lần này, Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tái khẳng định lập trường của Mỹ là sẽ làm mọi cách để bảo đảm quyền lợi công bằng cho người lao động Mỹ, song không mong muốn lâm vào cuộc chiến tranh thương mại với các cường quốc kinh tế khác./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

G20 nhóm họp khi thời tiết khắc nghiệt thúc đẩy sự tập trung vào khí hậu

Tờ The Business Times ngày 22/7 đưa tin, các Bộ trưởng Năng lượng thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa tập trung để tham dự các cuộc đàm phán tại Ấn Độ, trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến các khu vực của châu Âu, Mỹ và châu Á, thúc đẩy nhu cầu mới về các tiến bộ đối với hành động khí hậu và sự chuyển hướng khỏi nhiên liệu hóa thạch.

G20 nhóm họp khi thời tiết khắc nghiệt thúc đẩy sự tập trung vào khí hậu
Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20

Tiếp nhận chức vụ từ người tiền nhiệm Indonesia, Ấn Độ chính thức trở thành Chủ tịch Nhóm G20 năm 2023. Khi nhận trọng trách này tại Bali (Indonesia) vào tháng 11/2022, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của nước này sẽ “toàn diện, tham vọng, quyết đoán và có nhiều định hướng hành động”.

Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20
G20: Cần tìm ra điểm chung để cùng nhau phát triển

Tiếp lời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar chia sẻ với các ngoại trưởng G20 rằng họ có thể “không luôn đồng lòng” và “có sự khác biệt rõ rệt về ý kiến và quan điểm”. Tuy nhiên, họ luôn phải “tìm ra điểm chung và phương hướng để cùng phát triển”.

G20 Cần tìm ra điểm chung để cùng nhau phát triển

TIN MỚI

Return to top