ClockThứ Bảy, 27/02/2016 15:41

G20: Không thể tăng trưởng cân bằng chỉ với chính sách tiền tệ

TTH.VN - Reuters hôm nay (27/2) trích dẫn bản dự thảo thông cáo của lãnh đạo nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) nói rằng, chính sách tiền tệ không thể tự mình mang lại sự tăng trưởng cân bằng.

G20 đối mặt với nhiều thách thức trong hội nghị tại Thượng HảiLãnh đạo G20 hy vọng sẽ ổn định kinh tế toàn cầuIMF cảnh báo G20: Kinh tế thế giới “rất dễ bị tổn thương”

Các đại biểu tham dự buổi lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương G20 ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 26/2. Ảnh: Reuters

Dự thảo thông cáo được đưa ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu gặp nhau tại Thượng Hải để cố gắng nhất trí về các biện pháp xây dựng lòng tin đối với nền kinh tế thế giới.

Bản dự thảo cũng nhắc lại cam kết trước đó từ Bộ trưởng Tài chính G20 về việc không tham gia vào hoạt động phá giá đồng tiền cạnh tranh, đồng thời bổ sung thêm nguy cơ sẽ đặt ra cho nền kinh tế thế giới nếu “Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu”.

Dự thảo cho thấy rằng, những bất ổn gần đây của thị trường toàn cầu đã dấy lên mối lo ngại đối với nền kinh tế mà không phản ánh nền tảng kinh tế. "Trong khi thừa nhận những thách thức này, chúng ta cần đánh giá rằng độ lớn của biến động thị trường gần đây không phản ánh được các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế toàn cầu", dự thảo nhấn mạnh.

Liên quan đến chính sách tiền tệ, Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ đối với việc sử dụng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, Đức đã phản bác lại quan điểm này. Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho rằng, những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc nới lỏng tiền tệ có thể tạo ra sự phản tác dụng. Theo ông Wolfgang Schaeuble, “chính sách tiền tệ đã đạt đến giới hạn”.

Cùng quan điểm với Đức, Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin và người đồng cấp Mỹ Jacob Lew nhận định, tình hình hiện nay chưa đến mức khủng hoảng và không cần phải tiến hành chính sách mới.

Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & Intersignals)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế toàn cầu có thể tránh được suy thoái vào năm 2024

Một số ngân hàng lớn dự đoán tăng trưởng toàn cầu có thể sẽ chậm lại vào năm 2024 do lãi suất cao, giá năng lượng cao hơn và những bất ổn ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, bất chấp việc các ngân hàng nhận thấy có ít khả năng xảy ra suy thoái.

Kinh tế toàn cầu có thể tránh được suy thoái vào năm 2024
G20 nhóm họp khi thời tiết khắc nghiệt thúc đẩy sự tập trung vào khí hậu

Tờ The Business Times ngày 22/7 đưa tin, các Bộ trưởng Năng lượng thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa tập trung để tham dự các cuộc đàm phán tại Ấn Độ, trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến các khu vực của châu Âu, Mỹ và châu Á, thúc đẩy nhu cầu mới về các tiến bộ đối với hành động khí hậu và sự chuyển hướng khỏi nhiên liệu hóa thạch.

G20 nhóm họp khi thời tiết khắc nghiệt thúc đẩy sự tập trung vào khí hậu
IMF: Tăng trưởng toàn cầu năm 2023 chỉ đạt dưới 3%

Hãng tin CNA dẫn lời Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) rằng, quỹ dự đoán, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống dưới 3% vào năm 2023 và duy trì ở mức khoảng 3% trong 5 năm tới, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva mới đây cho biết, qua đó báo hiệu những rủi ro suy giảm đang gia tăng.

IMF Tăng trưởng toàn cầu năm 2023 chỉ đạt dưới 3
Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20

Tiếp nhận chức vụ từ người tiền nhiệm Indonesia, Ấn Độ chính thức trở thành Chủ tịch Nhóm G20 năm 2023. Khi nhận trọng trách này tại Bali (Indonesia) vào tháng 11/2022, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của nước này sẽ “toàn diện, tham vọng, quyết đoán và có nhiều định hướng hành động”.

Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20

TIN MỚI

Return to top