G7 lo ngại về tình hình Biển Đông
TTH.VN - Báo Yomiuri của Nhật Bản ngày hôm nay (6/6) cho biết, các nhà lãnh đạo của nhóm G7 bày tỏ sự quan tâm đối với bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng trên biển đang diễn ra giữa Trung Quốc và một số nước châu Á.
Báo cáo cho biết, vào ngày cuối của hội nghị thượng đỉnh được tổ chức Đức bắt đầu hôm nay, các thành viên sẽ phát đi một tuyên bố kêu gọi duy trì một trật tự quốc tế trên biển, dựa trên luật pháp quốc tế, không loại trừ quốc gia nào.
Các nhà lãnh đạo nhóm G7 bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông. Ảnh: JDP.
Các lãnh đạo nhóm G7 một năm trước đây đã bày tỏ quan ngại về những căng thẳng giữa Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác đối với vùng tài nguyên ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, và cảnh báo chống lại việc sử dụng vũ lực.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng Biển Đông, tuyến đường giao thương quan trọng bậc nhất trên thế giới với giá trị khoảng 5 nghìn tỷ USD mỗi năm, chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của các nước Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam tại khu vực này. Ngoại trừ Brunei, tất cả các quốc gia còn lại đều củng cố các căn cứ của mình tại quần đảo Trường Sa, nơi nằm cách Trung Quốc đại lục khoảng 1.300 km và ở gần các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền hơn.
Trung Quốc bị chỉ trích về việc hoạt động cải tạo quy mô lớn ở các bãi đá để xây dựng các công trình nhân tạo. Tuần trước, Mỹ cho biết Bắc Kinh đã đặt hệ thống pháo di động trong vùng lãnh thổ đang tranh chấp.
Bảo Nghi (lược dịch từ Reuters & dailymail)
- Bồ Đào Nha: Tổng thống Rebelo de Sousa tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 (25/01)
- EU: Năng lượng tái tạo vượt nhiên liệu hóa thạch trong cơ cấu điện năng (25/01)
- Mỹ ghi nhận hơn 25 triệu ca mắc Covid-19 (25/01)
- Vụ máy bay rơi tại Indonesia: Phát hiện trục trặc ở động cơ máy bay (25/01)
- Thách thức đối với các nhà phân phối vắc-xin COVID-19 châu Á (24/01)
- Đại dịch làm gián đoạn hi vọng về thương lai tốt đẹp của nhiều người (24/01)
- Đại hội Đảng XIII: Báo chí Ai Cập đánh giá cao thành tựu của Việt Nam (24/01)
- Thủ tướng Anh lần đầu điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden (24/01)
-
Hướng đến một ASEAN mạnh mẽ hơn hậu đại dịch
- Biến thể SARS-CoV-2 mới tại Anh có thể dẫn tới tỷ lệ tử vong cao hơn
- EU thắt chặt hạn chế đi lại với các điểm nóng về đại dịch
- Tổng thống Biden hối thúc Thượng viện duyệt ngân sách đối phó với đại dịch toàn cầu
- Cháy công ty sản xuất vaccine Covid-19 tại Ấn Độ, 5 người chết
- Indonesia chủ trì việc xây dựng Khung quy định hành lang đi lại ASEAN
- ICAO: Lưu lượng hàng không toàn cầu giảm 60% trong năm 2020
- Nga sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế với Việt Nam
- Chính phủ mới của Mỹ sẽ ban hành 10 lệnh hành pháp đầu tiên
- Trung Quốc: Gần 100 triệu người dùng nước uống chứa hóa chất độc hại
-
Tổng thống Biden hối thúc Thượng viện duyệt ngân sách đối phó với đại dịch toàn cầu
- Tổng thống Mỹ Joe Biden & các chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ mới
- Lãnh đạo các nước chúc mừng ông Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ
- Những “cửa ải” Tổng thống Biden phải đối mặt trong ngày đầu cầm quyền
- Chính phủ của ông Biden sẽ không dỡ bỏ lệnh cấm du khách đến Mỹ
- ASEAN: Những vấn đề chính trong phục hồi kinh tế sau đại dịch
- Mỹ: Chính quyền mới xem xét toàn bộ cách tiếp cận với Triều Tiên
- EU thắt chặt hạn chế đi lại với các điểm nóng về đại dịch
- Indonesia chủ trì việc xây dựng Khung quy định hành lang đi lại ASEAN
- Cháy công ty sản xuất vaccine Covid-19 tại Ấn Độ, 5 người chết