ClockThứ Sáu, 02/12/2016 09:28

Gần 250 nhà khoa học trên thế giới tới Việt Nam dự hội nghị ASIACRYPT

Hội nghị khoa học quốc tế thường niên về Lý thuyết và Ứng dụng của Bảo mật và An toàn thông tin năm 2016 (ASIACRYPT 2016) sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 5/12 tới đây. Hội nghị do GS Ngô Bảo Châu chủ trì.

ASIACRYPT là một trong 3 hội nghị thường niên lớn nhất thế giới về mật mã, bên cạnh EUROCRYPT và CRYPTO. Đây là 3 hội nghị quốc tế chính thức của Hội mật mã thế giới (IACR), được tổ chức hàng năm tại Châu Á, Châu Âu và Mỹ.

ASIACRYPT 2016 sẽ diễn ra lần đầu tiên tại Việt nam, từ ngày 4 đến 8 tháng 12, do Viện nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức, thu hút khoảng 250 nhà khoa học từ gần 40 nước tham dự.

GS Ngô Bảo Châu chủ trì hội nghị ASIACRYPT

Hội nghị được chủ trì bởi GS Ngô Bảo Châu (Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, và ĐH Chicago, Mỹ) và GS Phan Dương Hiệu (ĐH Limoges, Pháp) và sẽ chính thức khai mạc sáng ngày 5/12 tại Khách sạn Intercontinental Hà Nội.

Tới tham gia hội nghị sẽ có những nhà khoa học đầu ngành như Adi Shamir (giải thưởng Turing – giải thưởng cao nhất trong lĩnh vực Khoa học máy tính), hay những người đi đầu, mở đường cho sự phát triển khoa học mật mã ở nhiều nước như Jacques Stern (Pháp), Tatsuaki Okamoto (Nhật Bản), Serge Vaudenay (Thuỵ Sỹ), hay những người có vai trò quan trọng cộng đồng như Christian Cachin (Chủ tịch Hội mật mã thế giới).

GS Adi Shamir – ‘S’ trong hệ mã hoá khoá công khai RSA - là người khởi đầu cho nhiều hướng nghiên cứu của mật mã hiện đại.

ASIACRYPT năm nay nhận được 240 công trình khoa học gửi tới. Sau 2 vòng phản biện và xen kẽ đó là một vòng phản hồi của các tác giả, 67 công trình khoa học đã được lựa chọn để xuất bản và sẽ được trình bày cùng 3 báo cáo mời tại hội nghị. Nhiều công trình được thực hiện tại các trung tâm nghiên cứu mật mã có uy tín như Stanford, MIT, UCLA, Microsoft Research, Pennsylvania, San Diego, Brown University (Mỹ), ENS, Ecole Polytechnique, ENS Lyon, INRIA, Limoges, Rennes, CEA, Oranges, DGA, ANSSI (Pháp), Cambridge, Oxford, Royal Holloway, University College London, Bristol (Anh), EPFL, ETH Zurich (Thuỵ Sỹ), NTT, AIST (Nhật), Queensland, Wollongong, Qualcomm (Úc), NTU (Singapore)....

Cùng chuỗi sự kiện, chiều 4/12 tại Nhà văn hóa trường Đại học Kinh tế quốc dân sẽ diễn ra bài giảng đại chúng của GS Adi Shamir về mật mã học hiện đại. Bài giảng gồm 2 phần: phần đầu về 40 năm mật mã hiện đại và những dự báo về các hướng phát triển, phần thứ hai về một hướng nghiên cứu mới nhất của GS Adi Shamir trong năm nay.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên

Tại Lễ trao Giải thưởng “L’ORÉAL - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học” năm 2023, PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung gây ấn tượng với hình ảnh “rất Huế” khi thuyết trình với quan khách về đề tài nghiên cứu liên quan đến tiềm năng và ứng dụng những cây dược liệu đặc hữu ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong hỗ trợ điều trị bệnh phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chị là một trong 3 nhà khoa học nữ được L’ORÉAL - UNESCO vinh danh năm 2023.

Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên
Hợp tác giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng

Trong hai ngày, 1- 2/7, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế tổ chức Hội nghị quốc tế về y tế công cộng các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 13 với chủ đề “Tăng cường hợp tác liên ngành về giáo dục và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng ưu tiên trong thời đại mới”.

Hợp tác giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng

TIN MỚI

Return to top