ClockChủ Nhật, 13/11/2016 15:37

Gần 60% phụ nữ Việt từng bị bạo lực về thể chất, tinh thần

Nghiên cứu cho thấy, 58% phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng chịu ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời.

Sáng nay (13/11), tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng với Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức phát động Tháng hành động “Chung tay xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”.

Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề này, đặc biệt của của nam giới trong việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam.

Thanh niên Hà Nội diễu hành sau lễ phát động

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nêu rõ: Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới nhằm đánh thức mỗi người dân suy ngẫm sâu sắc hơn và hành động thiết thực hơn, để cùng chung tay xóa bỏ bất bình đẳng giới; hướng tới xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc và phát triển bền vững.

Một quốc gia khỏe mạnh, không còn nghèo đói; công bằng và “không ai bị bỏ lại phía sau” là ước nguyện chính đáng của mỗi con người. Ước vọng đó sẽ sớm trở thành hiện thực nếu tất cả chúng ta cùng chung tay vun đắp bằng đầy đủ trách nhiệm và tình thương.

“Thực hiện bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái” – Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh.

Bà Astrid Bant, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam khẳng định, chúng ta thường nhìn nhận bạo lực giới là “vấn đề của phụ nữ”, nhưng đây cũng là “vấn đề của nam giới”. Do đó, chúng ta có thể thay đổi thái độ và hành vi phân biệt đối với phụ nữ, mà những hành vi này dẫn tới bạo lực giới và lựa chọn giới tính do phân biệt giới.

Số liệu từ Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam do Tổng cục thống kê và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam công bố năm 2010 cho thấy: 58% phụ nữ cho biết đã từng chịu ít nhất một trong 3 hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời.

Khoảng 50% nạn nhân chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực mà họ phải chịu đựng. 87% nạn nhân bạo lực gia đình chưa tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công.

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái không chỉ gây ảnh hưởng về mặt thể xác, tinh thần cho nạn nhân, mà còn dẫn tới thiệt hại kinh tế cho gia đình và xã hội.

Theo Liên Hợp Quốc, những chi phí và thiệt hại về kinh tế do bạo lực giới gây ra chiếm gần 1,5% GDP năm 2012 của Việt Nam. Tuy nhiên, chi phí xã hội còn cao hơn do bạo lực đối với phụ nữ ảnh hưởng đáng kể đối với sự gắn kết xã hội và khả năng phục hồi của cộng đồng. Bạo lực cũng kìm hãm tăng trưởng kinh tế và gia tăng đói nghèo của quốc gia.

Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới diễn ra từ ngày 15/11 - 15/12/2016, với các thông điệp tuyên truyền: Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; Bạo lực là vi phạm pháp luật; Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương; Hãy lên tiếng!; Bạo lực không phải là giải pháp; Đừng vung tay, hãy cầm tay; Hãy hành động, đó có thể là người thân của bạn.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Return to top