ClockThứ Ba, 15/10/2019 15:57

Gắn camera trong lớp học: Phụ huynh đồng tình, giáo viên e ngại

TTH - Thêm một vụ bạo hành học sinh ở TP. Hồ Chí Minh được phơi bày khi phụ huynh bí mật gắn camera. Dư luận, người đồng tình, kẻ phản đối việc sử dụng công nghệ theo dõi con trong lớp học.

Học sinh Trường THCS Nguyễn Chí Diểu trong một tiết học

Giáo viên e ngại

Chị Nguyễn Bảo Anh, có con học lớp 3 trên địa bàn TP. Huế âu lo, vẫn biết đa số thầy cô là tốt, nhưng chúng tôi muốn có một công cụ để bảo vệ con trong trường học. Từ ý kiến của chị Bảo Anh, chúng tôi làm một khảo sát nhỏ và nhận thấy: Nhiều phụ huynh ủng hộ lắp camera trong lớp học nhưng không muốn hình ảnh được công khai, chỉ để nhà trường quản lý, giám sát.

Đa số giáo viên được hỏi đều không đồng tình, cho rằng, việc làm này xâm phạm sự riêng tư của học sinh và giáo viên. Người trong cuộc nỗi niềm, lắp camera trong lớp sẽ gây ức chế cho giáo viên. Họ cảm thấy mình không được tôn trọng, không được tin tưởng nên phải dùng camera giám sát. Trong khi, dạy học là phải sáng tạo, có giao lưu tình cảm giữa cô và trò…

Ở bậc tiểu học trở lên, trẻ hoàn toàn có thể thuật lại sự việc xảy ra trong ngày. Phụ huynh có thể nắm bắt tâm tư của con, kể cả những việc chưa tốt của giáo viên, thông qua tâm sự với trẻ. Còn lắp camera ngoài việc tạo áp lực cho giáo viên còn ảnh hưởng quyền riêng tư của học sinh, nhất là học sinh học hòa nhập. Ý kiến của nhiều học sinh ở Trường THCS Nguyễn Chí Diểu là không muốn gắn camera trong lớp.

Lắp camera trong lớp học chưa hẳn là một giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế các hành vi đánh nhau hay xâm hại học sinh. Các sự việc đâu chỉ trong nhà trường mà có cả ngoài nhà trường. Trường học cần tăng cường giáo dục cho học sinh, còn phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến con cái, nắm bắt tâm lý để giúp con không vi phạm kỷ luật nhà trường, không gây ra bạo lực học đường.

Chưa gắn camera từ tiểu học trở lên

Tại Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, nơi có 23 camera nhưng chỉ gắn ở cổng trường, hành lang, các góc khuất, mục đích để bảo vệ an toàn, phòng chống kẻ gian ở trường học. “Giải pháp này chỉ phục vụ công tác quản lý, giúp giáo viên tự giác dạy học, truy xuất dữ kiện khi có vấn đề xảy ra chứ không thể "online" để phụ huynh cùng xem”, thầy giáo Nguyễn Mạnh Tiến, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Chí Diểu trao đổi.

Một số trường khá thận trọng trước yêu cầu của phụ huynh, vì đưa camera vào lớp học sẽ vi phạm quyền riêng tư của học sinh và giáo viên. Cô giáo Lê Thị Hồng Giang, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An, bày tỏ: Tôi nghĩ chưa nên gắn camera trong lớp học. Lắp camera tại lớp học phải có sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên, nếu không, bản thân họ bị giám sát sẽ dẫn đến áp lực, mệt mỏi. Còn muốn hạn chế bạo lực học đường, cần nâng cao ý thức, kỹ năng sống cho học sinh để biết cách phòng chống, bảo vệ mình.

Ông  Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: Gắn camera trong trường học là cần thiết theo xu hướng đô thị thông minh. Năm học 2018-2019, ngành giáo dục đã trang bị cho các trường gắn camera ở một số địa điểm như tại cổng trường, hành lang, sân trường để quản lý chung. Còn camera trong lớp học thì vẫn đang tranh cãi nên các trường từ tiểu học trở lên chưa gắn camera trong lớp. Ngay cả camera giám sát ở các điểm thi, chỉ gắn ở phòng quản lý đề thi và bài thi, còn ở các phòng thi thì vẫn chưa gắn camera vì sợ gây căng thẳng cho các em.

Tiêu cực ở lớp học không chỉ có một vài hiện tượng mà diễn ra rất phức tạp trong các mối quan hệ thầy-trò, trò-trò, phụ huynh với thầy... Gốc rễ của vấn đề là giáo dục cách ứng xử, giải quyết mâu thuẫn chứ không phải đợi camera ghi nhận rồi xử lý hậu quả. Quan trọng nhất vẫn là tin tưởng giáo viên, tạo cho thầy cô môi trường làm việc tốt, có bản lĩnh và nghiệp vụ sư phạm đúng mực. Chỉ như vậy, vấn đề bạo hành trẻ mới được giải quyết tận gốc.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để nóng chuyện lạm thu đầu năm học mới

Một cô giáo có thâm niên trong nghề thở phào nhẹ nhõm khi kể rằng, họp phụ huynh đầu năm nay khá nhẹ nhàng, cô không phải căng người giải đáp các khoản thu mà nhà trường yêu cầu đóng góp. Bởi, mức thu các khoản nộp đầu năm đều đã có trong Nghị quyết 05/2022/NQ – HĐND, các trường không thể vượt khung.

Không để nóng chuyện lạm thu đầu năm học mới
Đồng hành với con vào lớp 1

Với các gia đình có trẻ chuẩn bị vào lớp 1, quan trọng nhất vẫn là chuẩn bị kỹ năng, tâm lý cũng như đồng hành với các em, chưa nhất thiết phải biết đọc, biết viết và làm toán ngay từ những ngày đầu.

Đồng hành với con vào lớp 1
Giả làm phụ huynh, trộm tài sản trong trường học

Kết thúc những tháng ngày nghỉ hè, một mùa tựu trường mới nữa lại bắt đầu. Lợi dụng sự sơ hở của các trường và bậc phụ huynh chuẩn bị cho năm học mới, các đối tượng xấu đã trà trộn giả làm phụ huynh để lén lút thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.

Giả làm phụ huynh, trộm tài sản trong trường học
Chọn học “trường làng”

Cháu gái tôi ở Hương Thủy và làm việc ở một trường học ở Huế, có con gái đầu lòng đang học lớp 5 ở trường tiểu học tại quê. Con gái học khá tốt cháu tôi quyết định cho “thử vận may” thi vào Trường THCS Nguyễn Tri Phương. Ngay từ đầu năm học, biết tôi làm việc ở tỉnh, có nhiều mối quan hệ nên cháu nhiều lần nhờ cậu xin vào một trường THCS ở Huế, nếu không lọt vào Nguyễn Tri Phương.

Chọn học “trường làng”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top