ClockThứ Năm, 07/06/2018 05:15

Gần dân, sát cơ sở

TTH - Làm theo gương Bác, nhiều tập thể, cá nhân ở huyện A Lưới có những cách làm sáng tạo, trong đó, tập trung vào việc xây dựng tác phong công tác gần dân, sát cơ sở.

Sâu sát tâm tư, nguyện vọng của dânNgười cán bộ Mặt trận gần dânGắn kết quân - dân

Tinh thần phục vụ

Với chức năng chỉ đạo trực tiếp giải quyết các hồ sơ giao dịch tại Trung tâm Hành chính công (TTHCC) của huyện, Chi bộ Văn phòng HĐND - UBND huyện A Lưới đã gắn thực hiện Chỉ thị 05 vào việc thi đua thực hiện nhiệm vụ. Chi bộ đã nêu cao tinh thần kỷ luật, kỷ cương hành chính trong chỉ đạo điều hành, giải quyết công việc theo tiêu chí “3 không”: không sách nhiễu, phiền hà; không yêu cầu bổ sung hồ sơ quá một lần trong quá trình thẩm tra, giải quyết và không trễ hẹn. Các bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đảm bảo công khai, minh bạch; trách nhiệm và thời gian giải quyết công việc của mỗi cán bộ, công chức được phân định và ghi nhận rõ ở từng hồ sơ công việc.

 Người dân thị trấn A Lưới tích cực đóng góp xây dựng bộ mặt đô thị

Đến làm thủ tục tách thửa và chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại TTHCC huyện, anh Lê Văn Thông ở thị trấn A Lưới được cán bộ đón tiếp nhiệt tình và hướng dẫn cụ thể, lấy phiếu chờ bằng hệ thống máy tự động, được giải thích việc nộp hồ sơ đúng trình tự, thủ tục theo quy định. “Tác phong, giờ giấc làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức ở đây chuyên nghiệp, khoa học và nghiêm túc; thái độ ứng xử với công dân rất lịch sự” - anh Thông nhận xét.

Phó Bí thư Chi bộ Văn phòng HĐND - UBND huyện A Lưới Lê Trung Hiếu cho biết: Đơn vị xây dựng kế hoạch học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận. Nhiều phong trào thi đua được phát động như chấn chỉnh tác phong trong quan hệ, tiếp xúc với Nhân dân, đáp ứng kịp thời các yêu cầu chính đáng của Nhân dân và đấu tranh loại bỏ những vi phạm tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu...

Xã Hồng Quảng còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Khi triển khai thực hiện Chỉ thị 05, Đảng uỷ xã xác định vấn đề cấp bách cần tập trung thực hiện là gắn đôn đốc, kiểm tra việc học tập và đăng ký làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với việc tăng cường giám sát đối với các chi bộ, đảng viên về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế hộ gia đình theo nghị quyết của Đảng ủy đề ra, tích cực chăm lo đời sống cho đồng bào.

Ông Hồ Văn Tong, Bí thư Chi bộ thôn 2, xã Hồng Quảng cởi mở: Từ chủ trương của Đảng ủy, nhiều đảng viên mạnh dạn tiên phong vay vốn đầu tư mô hình chăn nuôi heo thịt, bò đàn, mỗi năm đem lại nguồn thu nhập trên 90 triệu đồng. Cùng với đó, mỗi đảng viên phải đảm nhận giúp đỡ 1-3 hộ nghèo tùy theo điều kiện. Nhờ có đảng viên hỗ trợ, các hộ trong thôn đã xin vay vốn đầu tư chuồng trại phát triển chăn nuôi, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn...

Mỗi địa phương, đơn vị đều có cách làm riêng nhưng tựu chung là các tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ, đảng viên đã thật sự gần dân, sát cơ sở, lấy hiệu quả công tác và việc chăm lo đời sống người dân làm thước đo, đánh giá. Trong đó có thể kể đến Chi bộ cơ quan xã Hương Lâm, Hội LHPN huyện A Lưới, Chi bộ tổ dân phố 7, thị trấn A Lưới…

Linh hoạt, sáng tạo

Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn A Lưới Đoàn Thanh Hùng là một điển hình về học Bác. Quá trình sâu sát ở cơ sở, anh chủ động tham mưu Đảng ủy thị trấn gắn thực hiện Chỉ thị 05 về học Bác với xây dựng các nghị quyết chuyên đề về quản lý đô thị và phát triển kinh tế hộ gia đình, trong đó quan tâm phát triển mô hình trồng rau sạch, chuối hàng hóa và phát triển đàn bò theo hướng trang trại, gia trại. Anh cũng đã tham mưu Đảng ủy phát động mỗi chi bộ thực hiện đỡ đầu từ 1 đến 3 hộ nghèo mỗi năm; các cán bộ, đảng viên công chức, đoàn viên, hội viên đều tham gia phần việc, đóng góp kinh phí, vật chất, tinh thần, công lao động để giúp đỡ hộ nghèo...

Hai  năm qua, nhiều hộ dân ở thị trấn A Lưới đã hiến tổng cộng trên 4.500m2 đất để xây dựng các tuyến đường liên tổ dân phố, làm vỉa hè, cống thoát nước. Cán bộ, đảng viên và Nhân dân đóng góp hơn 300 triệu đồng xây dựng và duy trì 17 tuyến đường điện chiếu sáng. Cá nhân anh Đoàn Thanh Hùng gương mẫu ủng hộ xây dựng tuyến đường điện sáng tại nơi cư trú, với kinh phí trên 10 triệu đồng.

Học Bác bằng những việc làm cụ thể,  Bí thư Chi bộ thôn Pâr Nghi, xã A Ngo Hồ Thị Trình hướng dẫn cán bộ, đảng viên và bà con trong thôn trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như chuối, nuôi bò vỗ béo, tích cực đóng góp xây dựng giao thông nông thôn.

Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy A Lưới Hồ Đàm Giang khẳng định: Nhiều tập thể, cá nhân đã chủ động, sáng tạo, lựa chọn các nội dung, hình thức phù hợp, sinh động trong triển khai, qua đó đã đưa việc thực hiện Chỉ thị 05 về học Bác đi vào chiều sâu, đạt kết quả thiết thực, tạo được sức lan tỏa trong đời sống cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn.

Bài, ảnh: Quốc Tuấn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Chả bò Đà Nẵng - Review 6 cơ sở bán chả bò ngon, ship tận nơi

Đi Đà Nẵng nên mua đặc sản gì làm quà? Đặc sản nổi tiếng Đà Nẵng không thể bỏ lỡ? Đây là những từ khóa mà du khách cực kỳ quan tâm khi có dịp du lịch đến phố biển. Nhắc đến đặc sản ngon, nổi tiếng Đà thành, sẽ là một sự thiếu sót nếu bỏ qua món chả bò Đà Nẵng. Với uy tín đến từ thương hiệu và chất lượng sản phẩm, chả bò Đà thành sẽ khiến du khách trầm trồ khi có dịp thưởng thức.​

Chả bò Đà Nẵng - Review 6 cơ sở bán chả bò ngon, ship tận nơi
Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng để gia nhập vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với tôn chỉ hướng tới là thúc đẩy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc. Trong những lĩnh vực đó, Thừa Thiên Huế chọn ưu thế về tiêu chí Ẩm thực để tiến hành điều nghiên, lập hồ sơ trình xét trong năm 2024.

Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế
Return to top