ClockThứ Hai, 23/09/2019 08:52

Gạn đục, khơi trong

TTH - Ngày mai (24/9), Tỉnh đoàn và Báo Thừa Thiên Huế sẽ phối hợp tổ chức diễn đàn về trách nhiệm của người trẻ khi tham gia mạng xã hội. Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh tin xấu, tin độc, tin giả tràn lan trên không gian mạng đang tác động không nhỏ đến nhận thức, hành vi của giới trẻ.

Gần đây nhất là hiện tượng “giang hồ mạng” liên quan đến Khá Bảnh (Ngô Bá Khá) được giới trẻ tung hô với số người theo dõi lên tới con số hàng triệu. Là một nhân vật từng nhiều lần vi phạm pháp luật, những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, bạo lực như chửi bậy, đốt xe, khoe tiền...của Khá Bảnh trên mạng xã hội không ngờ có thời điểm thu hút đến 25 triệu lượt xem. Dù trang facebook “lệch chuẩn” này đã được gỡ bỏ, những hành vi vi phạm pháp luật của Ngô Bá Khá đã được cơ quan chức năng vào cuộc xử lý nhưng sự vụ cho thấy, giới trẻ dễ bị lôi cuốn vào những hiện tượng, trào lưu trên mạng xã hội, dù đó là những nội dung độc hại.

Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, 6 tháng đầu năm 2019, Facebook đã gỡ 201 tài khoản cá nhân giả mạo; 109 đường link tuyên truyền thông tin giả mạo, xấu, độc, kích động chống phá nhà nước; 2.444 đường link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp; 214 đường link phát ngôn gây thù hận, bôi nhọ các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức; 215 fanpages về game cờ bạc, đổi thưởng...Những con số trên phần nào cho thấy những cạm bẫy giăng mắc trên không gian mạng đang là mối nguy nếu người sử dụng, nhất là giới trẻ thiếu kỹ năng, thiếu trách nhiệm, mất cảnh giác sẽ dễ bị lôi kéo, dẫn đến sa ngã, lệch lạc về nhận thức, hành vi... khi tham gia mạng xã hội.

Tại Thừa Thiên Huế, Sở Thông tin và Truyền thông đã phát hiện không ít vi phạm trên các trang mạng xã hội như người dùng sử dụng mạng facebook lừa đảo, thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín, danh dự cá nhân; phát tán các clip liên quan đến bạo lực học đường. Một số trường hợp sai phạm dưới dạng like, share (chia sẻ), comment (bình luận), vô tình cổ súy thông tin xấu, tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động, mượn mạng xã hội như một “mặt trận” mới để đăng tải thông tin chống đối đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thực trạng trên cho thấy, quản lý mạng xã hội, định hướng thông tin cho người dùng, trong đó có giới trẻ đang là vấn đề đặt ra.

Ngày 19/6/2019, tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt nhấn mạnh đến tác hại của tin xấu, tin giả, tin độc..., làm xói mòn niềm tin của người dân, gây hoang mang, bất ổn cho xã hội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu báo chí phải có trách nhiệm cung cấp nguồn tin có kiểm chứng; phản bác, chống lại tin giả, tin xấu, tin độc, xem đây là cuộc chiến mới của báo chí trên mặt trận văn hóa.

Không chỉ có báo chí, cuộc chiến chống tin độc, tin xấu, tin giả đang là trách nhiệm của cả cộng đồng, trong đó có vai trò của cơ quan quản lý trong phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm kịp thời; vai trò định hướng của gia đình, nhà trường và đặc biệt là các tổ chức đoàn về ý thức, kỹ năng, trách nhiệm của giới trẻ khi tham gia mạng xã hội. Đó là biết gạn đục, khơi trong để khai thác tốt mặt tích cực của mạng xã hội, đẩy lùi cái xấu, góp phần vun đắp lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cao đẹp cho thế hệ thanh, thiếu niên.

Kim Oanh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trách nhiệm vì cộng đồng

Tuổi trẻ công an toàn tỉnh đã có những hành động, việc làm ý nghĩa hướng về cộng đồng.

Trách nhiệm vì cộng đồng
Lan tỏa tinh thần, trách nhiệm tuổi trẻ

Tuổi trẻ bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh trên hai tuyến biên giới phát huy vai trò xung kích, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, tích cực tham gia có hiệu quả thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới, góp phần quan trọng xây dựng biên giới giàu đẹp.

Lan tỏa tinh thần, trách nhiệm tuổi trẻ
Trách nhiệm của người trẻ với an toàn giao thông

Công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho thanh, thiếu niên được tuổi trẻ Thừa Thiên Huế triển khai với đa dạng hình thức, góp phần nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên và mỗi người dân về việc chấp hành pháp luật giao thông.

Trách nhiệm của người trẻ với an toàn giao thông
Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội

Tiếp cận, sử dụng mạng xã hội (MXH) là quyền và nhu cầu chính đáng của người dân, trong đó có cán bộ, đảng viên, công chức. Tuy nhiên, MXH là “mạng ảo” bên cạnh những thông tin chính thống, tích cực là các luồng thông tin xấu độc, phản cảm, vi phạm pháp luật đòi hỏi mỗi người, nhất là cán bộ, đảng viên cần có ý thức trách nhiệm chuẩn mực, đấu tranh phản biện tích cực khi tham gia MXH.

Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội
Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”

Trần Hoàn, tên thật là Nguyễn Tăng Hích (27/12/1928 – 23/11/2003), nhạc sĩ tên tuổi trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Hàng trăm ca khúc của ông đã đi vào lòng công chúng ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp như: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Hoàng hôn đêm trăng… Và cả trong sự nghiệp sáng tác của ông sau này, nhiều ca khúc với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng như: Lời ru trên nương, Nắng tháng ba, Gửi Huế, Mùa xuân nho nhỏ, Giữa mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Thăm bến Nhà Rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa… mãi đọng lại trong lòng khán, thính giả yêu âm nhạc.

Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”
Return to top