ClockThứ Tư, 02/03/2016 17:54

Gắn kết văn hóa - du lịch

TTH - Du lịch từng mang tiếng là “dựa hơi” di sản, ăn mòn di sản. Trong thực tế, du lịch văn hóa đem lại nhiều giá trị lớn cho cộng đồng vì đó là loại hình sản phẩm đặc thù. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục, tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và khách đến từ khắp nơi trên thế giới.

Phiên “Chợ quê ngày hội” đầu tư kinh phí ít nhưng hiệu quả lớn

Nhiều sự kiện văn hóa, lễ hội đáp ứng được nhu cầu giải trí, tìm hiểu, khám phá của du khách. Đối với khách có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Thu hút khách tham gia du lịch văn hóa sẽ tạo ra những dòng chảy giao lưu mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Nguồn lợi từ du lịch văn hóa có khi không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội, đặc biệt là đối với các địa phương ở vùng sâu, vùng xa các trung tâm đô thị, những nơi không có điều kiện để đầu tư cơ sở hạ tầng và xây dựng những khu du lịch tốn nhiều tiền của. Sản phẩm du lịch “Chợ quê ngày hội” ở làng Thanh Toàn, thị xã Hương Thủy, là một ví dụ sinh động.

Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc. Festival Huế đã và đang nhằm vào khai thác các giá trị văn hóa, biến các giá trị văn hóa Huế trở thành sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, văn hóa Huế vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng. Mặt khác, nhiều chương trình của Festival chỉ là tác phẩm sân khấu dàn dựng công phu, tốn kém nhưng chỉ để diễn một lần, nhiều lắm là vài ba lần, chỉ có giá trị quảng bá văn hóa trong Festival mà hậu kỳ không thể trở thành sản phẩm du lịch như các chương trình lễ hội: Hành trình mở cõi, Thiên hạ thái bình, thi Tiến sĩ võ, lễ xướng danh Tiến sĩ và vinh quy bái tổ, Huyền thoại sông Hương, Thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn...

Xây dựng sản phẩm cần phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa và du lịch. Quá trình phát triển du lịch, cần quan tâm thúc đẩy nhiều hơn nữa sự gắn kết với phục hồi, phát huy các giá trị văn hóa. Văn hóa phải thổi hồn vào từng sản phẩm du lịch. Tổ chức các sự kiện phải tính đến hiệu quả nhiều mặt, không chỉ làm cho người dân và du khách cảm nhận được giá trị văn hóa của vùng đất mà còn phải chú trọng đến các giá trị gia tăng trong du lịch. Hiệu quả kinh tế phải được định tính, định lượng, coi đó là một tiêu chí đánh giá sự thành công của việc tổ chức sự kiện.

 Thanh Tùng  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết giữa người dân và chính quyền

Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã thực sự tạo cơ hội gắn kết các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình với chính quyền và các tổ chức nhà nước về lâm nghiệp... góp phần nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, bảo vệ rừng cho người dân.

Gắn kết giữa người dân và chính quyền
Những “cánh chim” không mỏi

Là những người đứng đầu trong phong trào phụ nữ địa phương ở các xã vùng núi, nơi mà điều kiện kinh tế còn khó khăn, đời sống hội viên còn nhiều thiếu thốn, khi gắn bó với công tác Hội, họ luôn trăn trở là phải làm sao cho đời sống của chị em phụ nữ dân tộc vùng cao ngày càng được nâng cao hơn cả về vật chất và tinh thần. Bằng cách xây dựng nhiều phong trào hữu ích để các Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) đã thu hút, gắn kết hội viên (HV) cùng tham gia sinh hoạt Hội.

Những “cánh chim” không mỏi
Gắn kết và trao yêu thương để trẻ em phát triển toàn diện

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội. Thừa Thiên Huế đang ngày càng chú trọng đầu tư cho trẻ em, bởi đầu tư cho trẻ em là đầu tư vào sự phát triển nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương, đất nước và cũng là cách đầu tư có hiệu quả nhất cho tương lai.

Gắn kết và trao yêu thương để trẻ em phát triển toàn diện
Gắn kết, phát huy vai trò của trí thức khoa học công nghệ

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế (Liên hiệp Hội) đã kết nối hơn 30 nghìn trí thức, nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Việc quy tụ trí tuệ của lực lượng hùng hậu này đã góp phần khẳng định vị thế “ngôi nhà chung” của Liên hiệp Hội trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và đất nước nói chung, nhất là trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ.

Gắn kết, phát huy vai trò của trí thức khoa học công nghệ

TIN MỚI

Return to top