ClockThứ Hai, 25/04/2016 22:35

Gắn quy hoạch đào tạo và tạo cơ hội cho nữ trí thức

TTH - Chiều 25/4, Hội Nữ trí thức Việt Nam phối hợp với Hội Nữ trí thức Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp phát huy vai trò, vị thế đội ngũ nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền vững”. Chủ trì hội thảo có PGS.TS. Đỗ Thị Thạch, Trưởng ban các vấn đề xã hội – Hội Nữ trí thức Việt Nam, Chủ nhiệm đề tài và bà Đoàn Thị Thanh Huyền, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Thừa Thiên Huế. Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã mạnh dạn đề xuất nhiều giải pháp thiết thực mang tính đột phá để nâng cao vai trò vị thế của nữ trí thức.

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhất là sự ra đời của Luật Bình đẳng giới, vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định. Phụ nữ được tạo điều kiện và cơ hội để tham gia hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND các cấp có tăng so với nhiệm kỳ trước nhưng không đáng kể, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của đội ngũ nữ cán bộ công chức, viên chức trong tỉnh.

Nguyên nhân được ông Cái Vĩnh Tuấn, Giám đốc Sở Nội vụ đưa ra là một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác cán bộ nữ, vẫn còn biểu hiện định kiến về giới nên chưa đặt công tác này thành vấn đề cấp thiết để tập trung chỉ đạo quyết liệt. Thực tế cho thấy nơi nào được quan tâm thì nơi đó tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo sẽ cao. Một số chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới chưa được triển khai đồng bộ, thường xuyên. Nhiều nơi có quy hoạch nhưng lại không có kết quả vì còn nặng về hình thức.

Theo bà Trần Thị Mai, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, một trong những nguyên nhân là do các nữ trí thức thiếu sự đam mê đối với công việc. Bà Mai phân tích, những nữ tri thức chỉ đạt được thành công khi có hoài bão, khát khao vươn lên và có sự đam mê với công việc; đồng thời sẽ vượt qua được những khó khăn trở ngại về gia đình và xã hội. Mặt khác, theo bà Mai, công tác quy hoạch cán bộ trong những năm gần đây đã được các cơ quan, tổ chức triển khai nhưng cơ hội còn chưa cao vì chưa có môi trường, cơ chế cho nữ trí thức thể hiện sức bật và khả năng của họ.

Theo ông Phạm Văn Hùng, TUV, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, quy định tuổi nghỉ hưu đối với nữ trí thức cũng là rào cản “Cùng ra trường một lần, cùng có độ “chín” nghề nghiệp như nhau nhưng nữ lại “rụng” trước nam. Đây là một thiệt thòi cho cán bộ nữ.

Giải pháp để tăng tỷ lệ nữ trong công tác lãnh đạo quản lý theo ông Cái Vĩnh Tuấn là các cấp lãnh đạo, thủ trưởng đứng đầu các đơn vị phải thực sự quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ; phải cụ thể hóa cho từng cấp, từng ngành. Cùng với việc kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ, cần rà soát quy hoạch gắn với đào tạo, trong đó có chỉ tiêu, lộ trình cụ thể; phải giao trách nhiệm tăng tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý cho những người đứng đầu các cơ quan đơn vị.

Mặt khác, nữ trí thức cần chủ động không ngừng học tập, nâng cao tri thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội; phải thể hiện được vai trò cá nhân trước tập thể, mạnh dạn khẳng định bản thân.

Bà Trần Thị Mai kiến nghị, công tác quy hoạch phải đi đôi với việc tạo ra các sân chơi cho các nữ tri thức, để họ có cơ hội cọ xát, rèn luyện, tạo lập tính tự tin và thể hiện được sở trường, năng lực của mình.

Giải pháp mà PGS.TS Nguyễn Quang Linh, Phó Giám đốc Đại học Huế đưa ra là phải tạo diễn đàn riêng cho nữ trí thức để họ chủ động sáng tạo; giao nhiệm vụ đặc thù, tạo môi trường thể hiện khả năng.

Kết luận hội thảo, PGS.TS. Đỗ Thị Thạch đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham gia hội thảo. Theo bà, đây sẽ là những ý kiến, ý tưởng hay, mới, thiết thực, hiệu quả, góp phần phát huy vai trò, vị thế của nữ trí thức Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng trong phát triển bền vững.

Số lượng nữ trí thức có trình độ đại học trở lên đang ngày càng tăng (chiếm 34%), nhưng càng ở bậc học cao, tỷ lệ chênh lệch giữa nữ trí thức và nam trí thức càng lớn. Nữ tiến sĩ chiếm 21,4%; nữ tiến sĩ khoa học chiếm 4%. Nữ phó giáo sư chiếm 22,57% và nữ giáo sư chỉ còn 5,26%. Nữ trí thức được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh chiếm 1,42%. Nữ đại biểu Quốc hội chiếm 24,4%. Nữ đại biểu HĐND khóa 2011-2016, cấp tỉnh/thành chiếm 25.17%; cấp quận, huyện, thị xã chiếm 24,62% và cấp xã, phường, thị trấn chiếm 21,17%... (UNDP, 2015).

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội kích hoạt tăng trưởng

Thừa Thiên Huế đã, đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp (DN) có năng lực trong ngành công nghiệp chế tạo, chế biến và lắp ráp ô tô. Các kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh của những DN này sẽ trở thành cơ hội kích hoạt tăng trưởng kinh tế địa phương.

Cơ hội kích hoạt tăng trưởng
Bỏ khung giá đất: Cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nội dung bỏ khung giá đất (KGĐ). Đây là vấn đề khá nhiều địa phương trên cả nước mong chờ vì góp phần tháo gỡ những bất cập trong bồi thường, thu hồi đất xây dựng các công trình, dự án (DA).

Bỏ khung giá đất Cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án
Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh

Điểm nổi bật trong tuyển sinh năm 2024 của Đại học Huế là các trường thành viên, khoa trực thuộc mở rộng sử dụng phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả đánh giá năng lực (ĐGNL), do Đại học Huế phối hợp với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Thừa Thiên Huế.

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh
Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Bước sang năm 2024, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đang dần phục hồi đơn hàng và mở rộng phát triển sản xuất nên nhu cầu tuyển dụng tăng cao, mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động
Return to top