ClockThứ Tư, 02/10/2019 06:15
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021:

Gắn sắp xếp với tinh giản biên chế

TTH - Theo Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 trên địa bàn tỉnh vừa được Bộ Nội vụ thẩm định, sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã sẽ giảm được 7/152 đơn vị, còn 145 xã.

Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn huyện A LướiBộ Nội vụ thông qua Đề án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của 4 địa phươngA Ngo tăng hạng cải cách hành chính

Sau khi sáp nhập 2 xã Hương Giang và Hương Hòa thành xã Hương Xuân, trụ sở chính được sử dụng sẽ là trụ sở UBND xã Hương Giang

Người dân đồng tình

Cuối tháng 9/2019, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị thẩm định Đề án sắp xếp các ĐVHC cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 trên địa bàn tỉnh.

Theo đề án, toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện (6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố), trong đó có 2 đơn vị chưa đạt 50% diện tích tự nhiên (TP. Huế và huyện Quảng Điền), 1 đơn vị chưa đạt 50% tiêu chuẩn quy mô dân số (Nam Đông); không có ĐVHC cấp huyện nào không đủ 2 tiêu chí nói trên nên giai đoạn 2019- 2021 không có ĐVHC cấp huyện nào phải sắp xếp.

Đối với đơn vị hành chính cấp xã, toàn tỉnh có 152 đơn vị (105 xã; 39 phường và 8 thị trấn), trong đó, số ĐVHC chưa đạt 50% tiêu chuẩn diện tích tự nhiên là 44 đơn vị (23 xã; 20 phường và 1 thị trấn); số ĐVHC chưa đạt 50% tiêu chuẩn quy mô dân số là 29 xã; số ĐVHC có cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% thuộc diện phải sắp xếp là 7 xã.

Theo đề án, Thừa Thiên Huế sẽ thực hiện sắp xếp 7 ĐVHC cấp xã tại 5 huyện, thị xã. Trong đó, TX. Hương Trà sẽ nhập toàn bộ địa giới hành chính (ĐGHC) xã Hồng Tiến và xã Bình Điền thành xã Bình Tiến. Huyện Phú Lộc sẽ nhập toàn bộ xã Vinh Hải và xã Vinh Giang thành xã Giang Hải. Huyện A Lưới sẽ nhập toàn bộ ĐGHC xã A Đớt và xã Hương Lâm thành xã Lâm Đớt; xã Hồng Quảng và xã Nhâm thành xã Quảng Nhâm; xã Bắc Sơn và xã Hồng Trung thành xã Trung Sơn. Huyện Nam Đông sẽ nhập toàn bộ ĐGHC xã Hương Giang và xã Hương Hòa thành xã Hương Xuân. Huyện Phú Vang sẽ nhập toàn bộ ĐGHC xã Vinh Phú và xã Vinh Thái thành xã Phú Gia.

Nhân dân tại các xã nằm trong diện sắp xếp sau khi được phổ biến, tuyên truyền đều đồng tình ủng hộ, từ đó kết quả lấy phiếu ý kiến cử tri cho chủ trương sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt chuẩn đều đạt kết quả. Bởi họ hiểu rằng, sắp xếp lại các ĐVHC cấp xã nhằm thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với yêu cầu thực tiễn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) cấp xã, cung cấp dịch vụ công cho người dân và thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương được tốt hơn.

 Cán bộ công chức xã Hương Giang tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại

Dừng việc tuyển dụng, bổ nhiệm, bầu các chức vụ lãnh đạo

Về phương án bố trí, sắp xếp chức danh lãnh đạo, quản lý, đội ngũ CBCC, những người hoạt động không chuyên trách tại các ĐVHC cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp, ông Bạch Chơn Đông, Giám đốc Sở Nội vụ thông tin, tỉnh sẽ xác định số lượng CBCC dôi dư gắn với việc thực hiện tinh giản biên chế. Việc sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng CBCC dôi dư phải có phương án và lộ trình hợp lý.

Theo đó, chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở ĐVHC mới phải hoàn thành xong việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy. Đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý và CBCC, viên chức dôi dư khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã, các cơ quan, đơn vị sẽ đánh giá, phân loại, dự kiến bố trí, sắp xếp chức danh lãnh đạo, quản lý, phân công nhiệm vụ cho CBCC, viên chức, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực để đảm nhận những vị trí công việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới.

Đồng thời, quyết định danh mục, số lượng vị trí việc làm, cơ cấu lại đội ngũ CBCC, viên chức và tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế theo các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của Nhà nước và phù hợp với thực tế của địa phương. Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông thông tin thêm, chậm nhất đến cuối năm 2021 thì số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng CBCC của ĐVHC mới bảo đảm đúng theo quy định. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ giải quyết chế độ, chính sách đối với những trường hợp dôi dư khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã theo đúng quy định.

“Vấn đề sắp xếp tổ chức bộ máy phải linh hoạt nhưng đồng thời phải có nguyên tắc. Khi nhập vào, số lượng cấp phó và số lượng CBCC, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sẽ dôi dư so với quy định hiện nay, nhưng lộ trình trong thời hạn 60 tháng phải bảo đảm quay lại theo đúng quy định. Trước mắt, tạm dừng việc tuyển dụng, bổ nhiệm, bầu các chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị mới trừ trường hợp các đơn vị nào thiếu”- ông Bạch Chơn Đông khẳng định.

Xác định số lượng CBCC dôi dư gắn với việc thực hiện tinh giản biên chế; việc sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng CBCC dôi dư phải có phương án và lộ trình hợp lý. Tại 14 xã thuộc diện sắp xếp hiện có 307 CBCC và 220 người hoạt động không chuyên trách. Sau khi sắp xếp, dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã là 159 CBCC và 128 người hoạt động không chuyên trách.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TP. Huế sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính: Quan trọng và cấp thiết

Sau khi tiến hành lấy ý kiến cử tri trên địa bàn và thông qua HĐND 36 phường, xã về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, HĐND TP. Huế vừa thông qua Nghị quyết (NQ) tán thành chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh.

TP Huế sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính Quan trọng và cấp thiết
Tên về miền nhớ

Sáp nhập các đơn vị hành chính nghĩa là mở ra không gian phát triển mới, phù hợp với nhu cầu của thực tiễn. Và câu chuyện dự kiến sáp nhập tại một số địa phương đang dần tạo được sự đồng thuận của người dân, dẫu những cái tên sắp trở về miền nhớ.

Tên về miền nhớ
Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạn

Trong điều kiện nuôi tôm trên cát thường xảy ra dịch bệnh, thua lỗ, ngành nông nghiệp đang hướng người dân chuyển sang mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bằng ao tròn, hai và ba giai đoạn.

Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạn
Return to top