Gần Tết, giá hàng hóa đẩy CPI tháng 12 tăng 0,02%
TTH.VN - Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2015 tăng 0,02% so với tháng trước.
CPI tháng này tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Còn CPI bình quân năm 2015 so với năm 2014 tăng 0,63%.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 7 nhóm tăng với mức tăng không đáng kể: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống; Đồ uống và thuốc lá; May mặc, mũ nón, giầy dép; Nhà ở và vật liệu xây dựng; Thuốc và dịch vụ y tế; Giáo dục; Hàng hóa và dịch vụ khác.
![]() |
Gần Tết, nhiều nhóm hàng tăng giá (Ảnh minh họa: KT) |
Có 4 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm giá: Bưu chính viễn thông; Giao thông, Văn hóa, giải trí và du lịch; Thiết bị và đồ dùng gia đình.
Về các nguyên nhân làm tăng CPI tháng 12, Tổng cục Thống kê cho biết: Chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,45% do các thương nhân thu gom lúa gạo cho hợp đồng xuất khẩu sang Indonesia và Philippines, và nhu cầu cho chế biến phục vụ hàng Tết Nguyên đán bắt đầu tăng, đặc biệt tăng nhiều ở các tỉnh vùng Duyên Hải miền Trung và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Một số mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng cao hơn tháng trước do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm vào tháng cuối năm chuẩn bị hàng Tết tăng cao như thịt bò, hải sản tươi sống.
Bên cạnh đó, thời tiết chuyển sang mùa Đông ở miền Bắc nên nhu cầu về một số mặt hàng quần áo, giầy dép phục vụ thu đông tăng làm cho chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng. Giá gas tăng cũng là một nguyên nhân góp phần đẩy tăng CPI.
Ở chiều ngược lại, có một số nguyên nhân làm giảm CPI tháng 12 năm 2015 như: Giá xăng dầu giảm dẫn tới chỉ số giá nhóm nhiên liệu giảm so với tháng trước. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở cũng giảm nhẹ chủ yếu giảm ở mặt hàng sắt thép xây dựng do giá phôi thép thế giới giảm.
Và giá dịch vụ giao thông công cộng giảm do một số doanh nghiệp điều chỉnh giảm giá cước theo yêu cầu của Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…/.
Xuân Thân/VOV.VN
- Ngăn chặn thổi giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn (11/04)
- Đề xuất thêm đối tượng được hưởng gia hạn thuế vì dịch COVID-19 (11/04)
- Nghiên cứu giống sắn kháng bệnh khảm lá (10/04)
- Chia sẻ kinh nghiệm triển khai và vận hành dịch vụ đô thị thông minh (10/04)
- Hệ thống cảng biển của Việt Nam có thêm 8 bến cảng mới (10/04)
- Xuất khẩu dệt may tăng nhẹ trong quý 1/2021 (10/04)
- Đã kinh doanh, phải chấp nhận rủi ro (09/04)
- Khu Bảo tồn Sao La: Ghi nhận nhiều loài quý hiếm (09/04)
-
Đề xuất thêm đối tượng được hưởng gia hạn thuế vì dịch COVID-19
- Phấn đấu trồng mới 7 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025
- Di dời, hạ giải nhà máy xi măng Long Thọ
- Giảm nghèo bền vững: Trao cần câu hơn trao con cá - Bài 1: Câu chuyện từ nhận thức
- Dự án sen Huế của Trường đại học Nông Lâm được Bộ Ngoại giao Bulgaria tài trợ
- Ảnh hưởng do dịch Covid-19, doanh nghiệp mong sự hỗ trợ trực tiếp
- Chuyển đổi số câu chuyện của VNPT
- Ồ ạt chở cát ra khỏi dự án
- Huy động hơn 39.200 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong quý I
- Kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm không khí do bụi
-
Tiếp tục tháo gỡ, xử lý các vướng mắc tại mỏ đá Đồng Lâm - bài 2: Giải pháp hài hòa quyền lợi, phát triển bền vững
- “Bà đỡ” cho kinh tế tập thể
- Chuyển đổi số câu chuyện của VNPT
- Trà sữa dâu rừng – mang nắng xuân hè chào mùa mới
- Tiếp tục tháo gỡ, xử lý các vướng mắc tại mỏ đá Đồng Lâm - Bài : Đảm bảo quyền lợi người dân
- Không để thủ tục hành chính làm chậm tiến độ
- Không còn là giấc mơ
- Dự án sen Huế của Trường đại học Nông Lâm được Bộ Ngoại giao Bulgaria tài trợ
- Khu Bảo tồn Sao La: Ghi nhận nhiều loài quý hiếm
- Đã kinh doanh, phải chấp nhận rủi ro