ClockThứ Hai, 10/07/2017 13:51

Gia đình hiếu học

TTH - Đến thôn Thủy Diện, xã Phú An, huyện Phú Vang, hỏi thăm gia đình anh Trần Văn Ngoan và chị Trần Thị Lợi ai cũng biết, bởi đây là gia đình hiếu học tiêu biểu trên địa bàn. Dù vợ chồng không biết chữ, kinh tế khó khăn, vất vả, nhưng vẫn nuôi dạy 5 đứa con học hành giỏi giang.

 Em Trần Xuân Phi luôn chủ động trong việc học tập

Vợ chồng anh sinh ra và lớn lên bên phá Tam Giang, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, đông con và nghèo khó. Anh Ngoan từ nhỏ không đi học, lớn lên làm đủ nghề để kiếm sống, còn vợ xưa nay chỉ biết quanh quẩn với ruộng đồng, bếp núc. Thấm thía nỗi nhọc nhằn của người không học nên dù vất vả tới mấy, vợ chồng anh vẫn cố gắng nuôi các con ăn học.

Anh Trần Văn Ngoan cho biết: “Từ nhỏ tới lớn tôi không được học trường, lớp nào cả, hiểu được sự thiệt thòi của những người không biết chữ, cho nên sau khi sinh con ra tôi có vất vả mấy cũng cố gắng cho con ăn học đến nơi, đến chốn, miễn là con học được bao nhiêu là cứ cho con ăn học”. Chị Trần Thị Lợi cho biết thêm: “Cực mấy cũng chấp nhận, miễn làm răng mình cực bao nhiêu mà nuôi con được đậu vào đại học là trong lòng mừng lắm rồi”.

Bằng sự quan tâm, chia sẻ động viên kịp thời của cha mẹ, các con của anh, chị đều cố gắng chăm ngoan học tập. Hiện hai cháu đầu tốt nghiệp đại học, đều có việc làm ổn định; con trai thứ ba học năm thứ tư Trường đại học Sư phạm Huế; con trai thứ tư học năm thứ hai Trường đại học Khoa học Huế; con gái út đang học lớp 11.

Em Trần Xuân Phi, con trai của anh chị Trần Văn Ngoan, tâm sự: “Ba mẹ em không biết chữ, nhưng đã chịu khó làm ăn để nuôi cho 5 chị em ăn học, vất vả biết mấy, nên chị em tự bảo nhau là học, học để có tương lai tốt hơn, để trợ giúp ba mẹ, học cho bản thân mình và học để ra có ích cho xã hội”. 

Thấu hiểu sự vất vả, cực nhọc của ba mẹ, các cháu không những chăm ngoan học giỏi, các cháu còn dành thời gian phụ giúp ba mẹ từ việc gia đình, đồng áng, nuôi trồng thủy hải sản...

Em Trần Xuân Phú, con trai của anh chị Trần Văn Ngoan tâm sự thêm: “Ba mẹ đã già rồi, cũng gần 50 tuổi rồi, không còn sức để tiếp tục lam lũ cả ngày nữa, nên chúng cháu ngoài học tập ra, chúng cháu còn học thêm nghề làm hàng mã để làm thêm một phần giúp ba mẹ đỡ cực hơn và cũng lo học phí cho chúng cháu nữa”.

Hoàn cảnh gia đình anh Trần Văn Ngoan và chị Trần Thị Lợi rất khó khăn, tuy nhiên, anh chị đã nuôi dạy các con học hành đạt kết quả xuất sắc. Gia đình anh chị xứng đáng là tấm gương tiêu biểu về tinh thần hiếu học.

Trần Tình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Tết muộn

Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển quanh năm đượm mùi tôm cá. Tết của những làng chài ven biển cũng không khác gì ở những nơi khác, có chăng chỉ là tuổi thơ của tôi gắn liền với những chuyến đi biển xa biền biệt của ba. Vì thời gian tết về thì ở chỗ chúng tôi cũng là lúc bắt đầu mùa cá. Khi ấy những người đàn ông sẽ dong thuyền ra khơi và có khi đi cả tháng trời mới về. Tết của chúng tôi khi ấy vừa là hòa vào không khí chung của ngày lễ cổ truyền, vừa là sự chờ đợi và cầu bình an cho những người chủ gia đình đang lênh đênh trên sóng.

Tết muộn
Cuối năm, thăm gia đình người hiến tạng

Vòng xe chúng tôi lăn bánh từ Nghệ An rồi trở lại Huế, chưa có chuyến đi nào đầy cảm xúc như chuyến đi này. Mỗi gia đình người hiến mô/tạng là một câu chuyện khác nhau, song tựu trung vẫn là cái nhìn vị nhân sinh, sự cho đi nặng trĩu tình người…

Cuối năm, thăm gia đình người hiến tạng
Quý nghề xưa, giữ nếp nhà

Bánh tiến cung tưởng lùi vào dĩ vãng vẫn được gìn giữ theo cách riêng mỗi gia đình. Nhờ vậy, một dòng mạch ngầm ẩm thực âm thầm chảy trong đời sống người Huế, mang theo tình yêu và niềm tự hào một thuở…

Quý nghề xưa, giữ nếp nhà

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top