ClockThứ Ba, 15/10/2019 06:15
CÔNG TRÌNH CẢI TẠO CÁC NÚT GIAO THÔNG QUỐC LỘ 49:

Gia hạn tiến độ vẫn chậm

TTH - Do thay đổi thiết kế một số hạng mục, vướng công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), công trình cải tạo các nút giao tại KM17+800-Km18+200 (gọi tắt công trình cải tạo nút giao) trên Quốc lộ 49 thi công ì ạch.

Thiếu vạch kẻ đường gây mất an toàn giao thông trên Quốc lộ 49Thay đèn chiếu sáng trên Quốc lộ 49Hoàn thiện vạch kẻ đường trên tuyến Quốc lộ 49

Công trình cải tạo các nút giao tại KM17+800-Km18+200 trước Đàn Nam Giao chậm tiến độ gây mất mỹ quan, ATGT

Chậm tiến độ

Nhiều năm nay, tại nút giao đường Lê Ngô Cát- Minh Mạng- Điện Biên Phủ (trước khu vực Đàn Nam Giao) mật độ phương tiện tập trung đông đúc, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao. Mặt khác, mặt bằng trước khu vực Đàn Nam Giao (bên trái tuyến) được người dân “trưng dụng” làm chợ xép, gây mất trật tự, an toàn giao thông (ATGT).

Công trình cải tạo nút giao khu vực này ngoài mở rộng mặt đường, đảm bảo ATGT trên tuyến Quốc lộ 49 khi đi vào khu vực đông dân cư, còn chỉnh trang bộ mặt trước khu vực di tích Đàn Nam Giao.

Khoảng 1 tháng nay, đơn vị thi công (Công ty TNHH Xây dựng Phúc Hà) đã tập kết vật liệu về khu vực trước Đàn Nam Giao, đưa vào trong lề đường có rào tôn chắn nhưng chưa thi công. Đến nay, công trình mới chỉ hoàn thiện hệ thống thoát nước trái tuyến, các hố ga và đào đắp đất cấp phối đá dăm. Còn lại hạng mục bê tông lề, lát đá khu vực và thảm mặt đường vẫn dang dở. 

Ông Nguyễn Văn Giáp, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Phú Hà cho biết, công trình nhận bàn giao mặt bằng từ 28/6, đến 9/7 thì bắt đầu thi công, tiến độ theo hợp đồng dự kiến đến 24/8 sẽ hoàn thành. Nhà thầu thi công muốn công trình nhanh hoàn thiện, để nghiệm thu quyết toán nhưng tiến độ vẫn chậm dù đã gia hạn, do vướng công tác GPMB và điều chỉnh một số hạng mục (chờ cơ quan chức năng phê duyệt).

Về công tác đảm bảo ATGT, ông Giáp cho rằng đã hoàn thiện rào chắn đúng quy định. Tuy nhiên, người dân khu vực này hàng ngày vẫn “xé rào” để vào buôn bán. 

Điều chỉnh, bổ sung hạng mục

Ông Ngô Văn Đoán, Chi cục trưởng Chi cục 2.6 (Cục Quản lý Đường bộ 2, Bộ GTVT) - đại diện chủ đầu tư thông tin, hiện công trình cải tạo nút giao còn vướng mắc công tác GPMB ở khu vực phải tuyến (đoạn cây xăng đến đèn đỏ đường Lê Ngô Cát) do khu vực này người dân lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ để buôn bán. Mặt khác, dự án này không bố trí kinh phí GPMB mà trách nhiệm này thuộc về địa phương.

Công trình cải tạo các nút giao tại KM17+800-Km18+200 vẫn còn ngổn ngang

Ngoài ra, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đề xuất địa phương và các đơn vị liên quan nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung phương án thiết kế lát vỉa hè đường khu vực Đàn Nam Giao và hệ thống thoát nước phù hợp.

Theo đó, hè đường đoạn trước Đàn Nam Giao theo thiết kế được phê duyệt rộng 6m, đỉnh bó vỉa hè cao hơn mặt đường 15cm được thiết kế lát gạch Terrazzo, riêng khu vực cổng tam quan rộng hơn 1,7m, dài gần 20m, tận dụng gạch lát (Bát Tràng) hiện có.

Đây là khu vực đặc thù, tiếp giáp di tích Đàn Nam Giao nên Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đề xuất hạ hè, tạo lối vào Đàn Nam Giao thuận tiện, đồng thời lát gạch bát tràng phạm vi lối vào cổng để đảm bảo tính đồng bộ; diện tích hè đường còn lại lát bằng đá.

Sau khi chủ đầu tư họp bàn với các bên liên quan, đã đi đến thống nhất điều chỉnh hạ hè lối vào Đàn Nam Giao, cao độ đỉnh bó vỉa đến mặt đường 5cm, phạm vi từ mép lát gạch cũ đến mép bó vỉa lát gạch Bát Tràng để đảm bảo tính đồng bộ và nguyên trạng. Diện tích hè đường còn lại dọc la thành Đàn Nam Giao điều chỉnh từ lát gạch Terrazzo sang lát đá ghi.

Công trình cải tạo các nút giao tại KM17+800-Km18+200 trên Quốc lộ 49 (trước Đàn Nam Giao) có tổng mức đầu tư hơn 3 tỷ đồng, trong đó giá trị xây lắp khoảng 2,5 tỷ đồng, do Cục Quản lý Đường bộ 2 làm chủ đầu tư. Sau khi gia hạn tiến độ, công trình dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 11/2019.

Bên cạnh đó, rãnh thoát nước theo hồ sơ thiết kế được duyệt, hệ thống thoát nước bên phải tuyến chuyển qua cống ngang bổ sung tại Km18+051 để đấu nối vào rãnh hở hiện có phía bên trái đến cống ngang KM18+198 chảy về kiệt 8 đường Minh Mạng.

Tuy nhiên, theo ý kiến của chính quyền địa phương, lượng nước đổ về kiệt này rất lớn, thường xuyên xảy ra ngập úng cục bộ mỗi khi có mưa lớn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân, nên việc bố trí nước từ rãnh dọc thoát về đây là không phù hợp.

Sau khi chủ đầu tư họp bàn, đã đi đến thống nhất điều chỉnh giảm trừ không thi công cống thoát nước ngang tại Km18+051 để giảm áp lực nước đổ về kiệt 8 đường Minh Mạng. Bổ sung rãnh dọc phải nối từ hố thu đến KM18+060 (kiệt 14 đường Lê Ngô Cát), kết cấu rãnh dọc kín bằng ống cống như thiết kế được phê duyệt và xây dựng thêm 10m rãnh kín chịu lực để đấu nối vào mương dọc hiện có.

“Các hạng mục điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tế hiện trường và đề xuất của địa phương. Tuy nhiên, công trình sau khi điều chỉnh vượt giá gói thầu và tổng mức đầu tư được phê duyệt. Do đó, hiện chủ đầu tư đã cho tạm dừng thi công các hạng mục phải điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét, quyết định”, ông Đoán thông tin.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công

Hiện tại khối lượng thi công của một số gói thầu thuộc Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế còn hạn chế. Ban Quản lý dự án (QLDA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế yêu cầu toàn bộ các nhà thầu tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tăng cường nhân, vật lực, tăng mũi thi công, tăng ca để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công
Khởi công Trung tâm đào tạo thực hành nghề du lịch

Sáng 21/1, Trường cao đẳng Du lịch Huế phối hợp với Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ khởi công công trình “Đầu tư xây dựng Trung tâm Đào tạo Thực hành nghề Du lịch và chuyển đổi số trong Giáo dục nghề nghiệp”. Dự lễ khởi công có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Khởi công Trung tâm đào tạo thực hành nghề du lịch

TIN MỚI

Return to top