ClockThứ Năm, 10/03/2016 17:52

Gia súc nghênh ngang trong phố

TTH - Hiện nay, tình trạng thả rong gia súc rất phổ biến, làm ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự an toàn giao thông, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường của TP Huế.

Chăn thả bừa bãi

Mặc dù là một thành phố du lịch, song chúng ta không khó bắt gặp những đàn bò “rong chơi” trên các tuyến đường ở vùng ven thành phố như đường Lê Ngô Cát, Minh Mạng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Phúc Nguyên, các tuyến đường ở gần An Cựu city... gây mất trật tự an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, mỹ quan của thành phố du lịch. 

Trâu bò đi “nghênh ngang” trên đường Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân, TP Huế

 Ở đường Lê Ngô Cát, nhiều người không khỏi giật mình vì có đêm bò không về chuồng mà nằm ngủ vạ vật ngay giữa lòng đường đe dọa sự an toàn của người và phương tiện giao thông. Không những thế, tình trạng trâu bò phá hoại hoa màu bị người dân khiếu nại lên chính quyền cũng liên tục xảy ra, không ít vụ còn gây ra mâu thuẫn căng thẳng, mất an ninh trật tự của khu vực. Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân kể: “Cách đây mấy năm, ở phường này từng xảy ra vụ việc một người dân sau khi phát hiện gia súc phá hoại rau màu đã ném đá vô tình làm chết một con bò. Mâu thuẫn giữa người nuôi bò và người ném chết bò khiến cho chính quyền địa phương vất vả đứng ra hòa giải, ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Ngoài gia súc do người dân nuôi và thả rông, tình trạng trâu bò mua về được thả rong thả rong trước khi vào lò mổ còn gây bức xúc hơn. Ở khu vực đường Nguyễn Văn Linh, phường Hương Sơ, những con bò nhập ngoại trước khi đưa vào lò giết mổ Bắc Hương Sơ đã phá hoại hoa màu của nông dân, gây ô nhiễm môi trường khu vực dân cư xung quanh, cản trở giao thông đi lại đã trở này mối bận tâm của chính quyền phường này nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được. Một số phường khác như Trường An, Vỹ Dạ, Xuân Phú... tuy không phải là phường vùng ven, nhưng tình trạng chăn thả trâu bò vẫn còn do một số người mua bò về thuê người chăn để cung cấp cho các lò mổ. 

Khó quản lý    

Pháp luật hiện nay chưa có quy định cấm việc chăn nuôi gia súc trong thành phố, tuy nhiên lại có những điều kiện về chăn nuôi gia súc ở những khu vực này như: quy định về chuồng trại, vệ sinh, khử trùng tiêu độc, xử lý chất thải… Tuy nhiên, rất ít hộ dân thực hiện theo đúng quy định, đa số vẫn chăn thả gia súc tự phát và thiếu trách nhiệm trong bảo vệ môi trường. 

Theo thống kê của UBND phường Thủy Xuân, hiện phường có 34 hộ dân nuôi gia súc với tổng số 124 con trâu, bò. Trong đó, có đến 10 hộ dân nuôi nhỏ lẻ vẫn đang chăn nuôi theo hình thức thả rông. Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân cho biết, để quản lý việc chăn nuôi gia súc, chính quyền đã mời toàn bộ các hộ dân lên để phổ biến những quy định liên quan trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và cho các hộ tiến hành ký cam kết chấp hành các quy định, tuy nhiên bà con vẫn chưa thực tự giác thực hiện. Nhiều lần phường phải điều động lực lượng quản lý đô thị phối hợp với công an lùa bò vào để nhốt lại tại khu vực gần UBND phường và thông báo chủ nuôi đến xử lý. Tuy nhiên, theo ông Hòa đó chỉ là giải pháp tình thế vì: “Việc nuôi nhốt này rất khó khăn, nhiều trường hợp bà con lần lữa không nhận nhưng chính quyền cũng không mạnh tay được vì trâu bò là tài sản có giá trị lớn, nếu xảy ra mất mát, thiệt hại thì rất phức tạp” – ông Hòa cho hay.

Bà Nguyễn Thị Phương Mai, Chủ tịch UBND phường An Tây cho biết, An Tây là một phường vùng ven thành phố nên nhiều hộ dân chọn mô hình chăn nuôi để cải thiện đời sống. Tuy nhiên, công tác quản lý cũng gặp khó khăn. Hiện trên địa bàn phường, đàn bò đã trên 500 con với hơn 20 hộ có số lượng đàn bò trên 20 con, tập trung ở tổ 8, tổ 10. Mặc dù đã có quy định nhưng nhiều năm qua phường chỉ phạt được một trường hợp vào năm 2015, với số tiền 300 nghìn đồng.

Để người dân có ý thức hơn về việc chăn nuôi tránh tình trạng thả rong gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của người dân đô thị, ngoài việc đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, Chính quyền các địa phương cần có những giải pháp quyết liệt hơn như xử lý nghiêm những người hợp thả rong gây ảnh hưởng đến giao thông, môi trường.

Bài, ảnh: Quang Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Martin Lass cán đích chặng đua Trường Tiền - Phú Xuân

Hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 49 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Văn hóa Thể thảo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chặng đua thứ 11 - Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình TP.Hồ Chí Minh - Non sông liền một dải, lần thứ 36 năm 2024 HTV – TÔN ĐÔNG Á, diễn ra ngày 14/4 tại TP.Huế.

Martin Lass cán đích chặng đua Trường Tiền - Phú Xuân
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
7 khách sạn tiên phong hành động giảm rác thải nhựa

Trong khuôn khổ thoả thuận của Dự án (DA): “Huế - Đô thị Giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” nhằm “Thực hành giảm nhựa trong ngành du lịch", góp phần đưa Huế trở thành đô thị giảm nhựa vào năm 2024, ngày 28/2, Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố kế hoạch hành động giảm rác thải nhựa (RTN) của 7 đơn vị trong hoạt động kinh doanh khách sạn trên địa bàn TP. Huế, gồm Villa Huế, Azerai La Résidence Huế, Melia Vinpearl Huế, ÊMM Huế, Mường Thanh Huế, Alba Spa Huế và Thanh Lịch.

7 khách sạn tiên phong hành động giảm rác thải nhựa
Return to top