ClockThứ Sáu, 05/02/2016 10:07

Giải pháp nào cho nông nghiệp Việt Nam?

Trước sự hội nhập kinh tế toàn diện, nhất là qua một loạt hiệp định thương mại song phương, đa phương được ký kết gần đây, ngành nông nghiệp việt nam phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm nông nghiệp của các cường quốc nông nghiệp hàng đầu thế giới.

Để tìm ra một hướng đi mới cho ngành nông nghiệp, chúng ta cần nhận dạng vấn đề này một cách căn cơ hơn.

Những yếu tố tác động đến giá cả nông sản thực phẩm

Bảng so sánh mối tương quan giữa giá lương thực và dân số thế giới suốt một trăm năm qua bên dưới cho thấy rằng: trước đây giá lương thực quá cao so với người nghèo, nên nạn đói đã xảy ra. Nhưng giờ đây tổng lượng lương thực thế giới đã tăng nhưng giá cả giảm xuống, mặc cho dân số thế giới có tăng liên tục. Hiện tượng này cho ta hai nhận định như sau:

giai phap nao cho nong nghiep viet nam? hinh anh 1

Xây dựng chinh sách khuyến khích sản xuất kinh doanh dịch vụ phục vụ cho yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp.

a/ Tổng lượng lương thực thực phẩm với sự tác động của khoa học kỹ thuật và những chính sách cải cách xã hội, đã giải quyết được nạn đói của thế giới.

b/ Có một bộ phận dân số đã chuyển từ ăn no, ăn nhiều sang ăn dinh dưỡng, ăn vừa đủ cần thiết nhưng chất lượng yêu cầu cao. Đây là yêu cầu mới của tầng lớp trung lưu. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho bữa ăn. Đây là một thị trường mới nổi lên và khách hàng này ngày càng đông.

Hệ quả của hậu công nghiệp

Những bệnh tật của con người do thiếu ăn; thiếu protein; thiếu dinh dưỡng, đã chuyển qua những chứng bệnh mới do ăn nhiều, ăn những chất bổ dưỡng thừa yêu cầu, trong khi cơ thể chúng ta đang ở trạng thái thừa protein.

Từ đó sinh ra nhiều bệnh tật mới như béo phì, máu cao, mỡ máu, đường trong máu cao, v.v. Do đó về môi trường, cả thế giới đã và đang quyết tâm bảo vệ môi trường thiên nhiên qua hiệp ước Paris ký vừa kết hôm 13.12.2015. Về cá nhân sức khoẻ con người, xu thế tìm đến cơ cấu thành phần bữa ăn “thanh đạm” phù hợp với cuộc sống thừa protein là một lựa chọn tất yếu.

Bài toán cho nông nghiệp Việt Nam

Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam phải đồng bộ giải quyết hài hoà các bài toán sau:

–  Đảm bảo tổng số lượng lương thực thực phẩm đủ theo yêu cầu tăng trưởng dân số. Không để người dân đói, thiếu dinh dưỡng (nhưng tránh béo phì).

–  Có kế hoạch cụ thể, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, lương thực thực phẩm theo xu thế xanh sạch vừa cung cấp cho một bộ phận dân có yêu cầu có khả năng tiêu thụ với giá cao. Đồng thời mở ra thị trường cao cấp thế giới, tăng giá trị cũng như hiệu quả kinh tế cho ngành nông nghiệp, thực phẩm nước ta.

– Tăng cường cơ chế quản lý sản xuất gắn với bảo vệ môi trường thiên nhiên và an toàn thực phẩm, làm nền tảng cho việc đảm bảo sức khoẻ người dân và nâng cao chất lượng nông sản thực phẩm Việt Nam trên thương trường thế giới.

– Phân bổ hài hoà lợi ích của bốn nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, Nhà nước). Và bốn thành phần này vừa là tác nhân vừa là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển nông nghiệp tới đây. Trong đó, Nhà nước và nhà khoa học phải đi trước một bước.

Những giải pháp chủ yếu

–  Xây dựng chính sách khuyến khích sản xuất cũng như kinh doanh dịch vụ phục vụ cho yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, lương thực thực phẩm theo yêu cầu đã nêu ở trên.

– Lấy thị trường trong nước làm nền tảng – thị trường ăn uống của nước ta rất phát triển – các sản phẩm tiêu thụ trong nước phải có những quy phạm tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng để người dân có thể kiểm tra. Nhà nước ban hành những luật lệ chế tài thưởng phạt công minh.

– Khuyến khích người sản xuất tạo ra các sản phẩm chất lượng cao có đăng ký quy trình sản xuất, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, có tổ chức nơi bày bán, được tổ chức thương mại dịch vụ đảm bảo cho người tiêu dùng rõ ràng cụ thể. Các siêu thị các chợ đều phải có loại cửa hàng đảm bảo chất lượng này. Nhà nước địa phương có thể mở chợ phiên (mỗi tháng 2 – 4 lần) để nông dân tự bán sản phẩm chất lượng của mình với chính sách miễn thuế và tiền thuê chỗ. Tạo điều kiện cho người sản xuất và người tiêu dùng được gặp gỡ trao đổi nhau.

– Đưa khoa học kỹ thuật sinh học và các ngành kỹ thuật liên quan vào vị trí mũi nhọn tạo điều kiện phát triển ngành nông nghiệp kỹ thuật cao, cải tiến quy trình chế biến ngành thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, tạo ra những sản phẩm mới chất lượng cao. Đồng thời thông qua công nghệ thông tin làm công cụ truyền bá kỹ thuật, khám phá những sáng kiến mới, cung cấp thông tin nhanh về sản phẩm và thị trường. Đảm bảo thông tin thông suốt theo chuỗi giá trị sản phẩm từ khâu đầu đến người tiêu dùng cuối cùng.

–  Xây dựng quỹ đầu tư phát triển thực hiện chiến lược nêu trên. Nguồn quỹ lấy từ  ngân sách nhà nước trung ương, địa phương và sự đóng góp của các doanh nghiệp tham gia vào chương trình thực thi chiến lược này.

–  Khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào chiến lược phát triển nêu trên ở mọi công đoạn, mọi quy  mô, cho cả lĩnh vực sản xuất, chế biến hay kinh doanh dịch vụ trên thị trường trong cũng như ngoài nước.

– Để có thể có được những kinh nghiệm cụ thể, ngay trong năm 2016, Nhà nước nên cho phép thực hiện thí điểm. Doanh nghiệp có thể chọn từ những ngành hàng cụ thể hay từ những địa phương (cấp tỉnh, thành) cụ thể với sự chủ động tạo điều kiện của chính quyền địa phương. Sau đó rút kinh nghiệm bổ sung để áp dụng cho toàn quốc.

Theo Dân Việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cuộc thi phát triển phần mềm APEC 2022:
Kêu gọi giải pháp nông sản thực phẩm bền vững

APEC App Challenge, cuộc thi phát triển phần mềm Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức thường niên, hiện đang mời gọi các nhà thiết kế và nhà phát triển phần mềm tài năng đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC tạo ra các giải pháp kỹ thuật số dành cho các doanh nghiệp nông sản thực phẩm bền vững.

Kêu gọi giải pháp nông sản thực phẩm bền vững
Return to top