ClockThứ Bảy, 03/08/2019 13:45

Giải pháp “sống chung” với dịch tả lợn châu Phi

TTH - “Chúng ta phải tập sống chung với dịch TLCP thông qua việc thực hiện nghiêm các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học” là khẳng định của ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y khi trả lời phỏng vấn với Báo Thừa Thiên Huế.

TX. Hương Thủy: Thiệt hại hơn 9 tỷ đồng do dịch tả lợn châu Phi11 xã, phường có dịch tả lợn châu Phi qua 30 ngày

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, hiện dịch TLCP diễn ra trên 9 huyện, thị, thành phố, tiêu hủy gần 44.000 con lợn. Trên địa bàn tỉnh có 11 xã có dịch qua 30 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới và 4 xã có dịch qua 30 ngày lại phát sinh thêm ổ dịch mới. Dịch TLCP đã và đang phát triển mạnh, nguy cơ lây lan nhanh ở các hộ chăn nuôi kém an toàn, không thực hiện các giải pháp dự phòng bệnh.

Trên cơ sở xác định cơ chế lây lan của dịch, 40% nguy cơ xuất phát từ việc vận chuyển và tiếp xúc với người, sinh vật trung gian mang mầm bệnh và 60% nguy cơ từ nguồn thức ăn. Trong lúc chờ các nhà khoa học nghiên cứu tìm ra vắc xin, biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là áp dụng nghiêm ngặt các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.

Chăn nuôi an toàn sinh học được hiểu như thế nào, thưa ông?

Khi chăn nuôi an toàn sinh học, người chăn nuôi sẽ phải thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh có khả năng gây hại đến con người, gia súc, gia cầm và môi trường.

40% nguy cơ lây lan là do vận chuyển và con người, vậy trong chăn nuôi an toàn phải thực hiện các giải pháp cách ly?

Chăn nuôi an toàn sinh học, người chăn nuôi phải xây dựng tách biệt các chuồng, trại chăn nuôi với nhau và giữa khu vực chăn nuôi với khu vực sinh sống, làm việc, đi lại của con người, sự xâm nhập của động vật khác. Thực hiện việc cách ly bằng cách xây dựng cổng, tường, hàng rào, vách ngăn giữa các khu vực, bố trí biển cảnh báo, đồng thời cách ly về thời gian giữa các lứa nuôi.

Kiểm tra mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học

Khi thực hiện tốt việc cách ly và kiểm soát ra vào khu vực chăn nuôi, người chăn nuôi đã góp phần ngăn chặn được các loại mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào khu chăn nuôi và ngược lại. Để đảm bảo an toàn sinh học, các trang trại cần kiểm soát con giống, con người, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, thức ăn, nước uống, vật tư, động vật, côn trùng…

Ông có thể nói rõ hơn về hoạt động kiểm soát con giống?

Tốt nhất nên sử dụng con giống tại chỗ để hạn chế việc di chuyển vật nuôi từ vùng này sang vùng khác, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Nếu phải nhập lợn từ ngoài khu vực chăn nuôi phải chọn mua con giống khỏe mạnh từ cơ sở an toàn dịch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng, được tiêm phòng đầy đủ. Không nên nhập giống mới ngay vào đàn đang nuôi mà phải nuôi cách ly đàn mới mua về ít nhất 2 tuần, càng xa chuồng đang nuôi càng tốt.

Đối với những chuồng, trại chăn nuôi mới xảy ra dịch bệnh hạn chế tái đàn nếu không đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học. Các hộ chăn nuôi có dịch chưa qua 30 ngày không được tái đàn. Đối với các ổ bệnh đã xuất hiện, nếu sau 30 ngày không còn bệnh thì người chăn nuôi mới được tái đàn nhưng với quy mô bằng khoảng 10% so với ban đầu để theo dõi, tuyệt đối không được tái đàn ồ ạt. Sau 1 tháng, nếu bệnh không phát sinh mới thực hiện tái đàn tiếp.

Theo ông, làm sao giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh từ nguồn thức ăn?

Thức ăn tận dụng từ các nhà hàng, hộ gia đình chính là nguồn lây lan dịch bệnh chủ yếu. Tốt nhất là không sử dụng thức ăn thừa dưới mọi hình thức, thức ăn của đàn lợn đã xuất chuồng hoặc đàn lợn đã bị dịch cho đàn mới.

Người chăn nuôi nên tự phối trộn thức ăn, đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung men để tăng tiêu hóa và giảm mùi hôi. Nguyên liệu sử dụng phối trộn phải khô, không ẩm mốc, ngũ cốc phải còn nguyên hạt, không dập vỡ.

Nếu phải mua thức ăn ngoài, người chăn nuôi phải lựa chọn cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi có uy tín, thức ăn thơm ngon, còn hạn sử dụng, tơi xốp, không ẩm mốc, vón cục.

Ông nghĩ sao về chăn nuôi trên đệm lót sinh học?

Đây là một quy trình chăn nuôi áp dụng tổng hòa các giải pháp, ứng dụng công nghệ vi sinh trên nền hữu cơ. Chuồng nuôi phải thiết kế (mùa đông ấm, mùa hè thoáng mát), có đệm lót, bổ sung chế phẩm vi sinh hoạt lực cao thường xuyên, do đó không mùi hôi, không nước thải, tiết kiệm nước tối đa. Đệm lót bổ sung vi sinh vật thường xuyên nên không cho cơ hội để virut/vi sinh vật gây bệnh tấn công nơi ở của lợn…

Hiện, phương pháp này đang được Công ty cổ phần Tập đoàn Quế Lâm và Trung tâm Khuyến nông thực hiện mang lại hiệu quả khá cao và các trang trại lợn ứng dụng phương pháp này vẫn an toàn trước dịch TLCP. Đây là giải pháp khá hiệu quả đáp ứng khá nhiều tiêu chuẩn chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Ngoài các giải pháp trên, theo ông người chăn nuôi cần làm gì để hạn chế dịch tấn công?

Người chăn nuôi cũng phải thực hiện tốt khâu tiêm phòng cho đàn lợn như lở mồm long móng, tam liên lợn…. Tiêu độc khử trùng phương tiện ra vào trại và tiêu độc khu vực chăn nuôi. Người trước khi vào khu chăn nuôi phải thay, mặc quần áo bảo hộ, mang ủng nhúng vào hố khử trùng. Hàng tuần, tiến hành phát quang bụi rậm, khơi thông vệ sinh cống rãnh, rải vôi, phun thuốc sát trùng khu chăn nuôi.

THẢO NGUYÊN (ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khoanh vùng, dập dịch, không để dịch tả lợn châu Phi lây lan

Thông tin bước đầu, đã có 6 lợn nái, 40 lợn thịt tại một trang trại trên rú cát ở Quảng Điền bị chết, nghi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Các cơ quan chức năng đang tiến hành các biện pháp cần thiết để dịch không lây lan trên diện rộng.

Khoanh vùng, dập dịch, không để dịch tả lợn châu Phi lây lan
Ngăn chặn xuất, nhập lợn trái phép

Tại thời điểm này, đàn lợn trên địa bàn tỉnh ước khoảng 155 ngàn con, tăng 6.600 con, tương ứng tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động kiểm dịch, ngăn chặn xuất, nhập lợn trái phép được ngành chức năng quan tâm...

Ngăn chặn xuất, nhập lợn trái phép
Nuôi lợn bằng thảo dược

Lợn ngự - cái tên được công ty cp tập đoàn quế lâm (tập đoàn quế lâm) đặt cho giống lợn thương phẩm mới của đơn vị này, đang triển khai nuôi ở trang trại công ty và nông hộ. Là giống lợn thương phẩm “cao cấp” đầu tiên của cả nước, đang mở ra một “chương mới” cho mặt hàng nông sản của tỉnh.

Nuôi lợn bằng thảo dược

TIN MỚI

Return to top