ClockThứ Tư, 12/06/2019 05:45

Giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành: Phải tính đến trường, lớp cho trẻ

TTH - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định số 370/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế để thực hiện di dời, giải phóng mặt bằng.

Cần thêm 1.780 tỷ đồng chi trả, bồi thường hỗ trợ cho người dân Kinh thành HuếĐề nghị Chính phủ hỗ trợ thêm nguồn lực giải phóng mặt bằng di tích Kinh thành Huế

Các hộ dân sinh sống ở Thượng Thành sẽ được di dời, tái định cư để ổn định cuộc sống. Ảnh: Phan Thành

Tổng số dân phải di dời ước tính 4.201 hộ (2.188 hộ chính, 2.013 hộ phụ) với tổng mức đầu tư khoảng 4.097 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 2.735 tỷ đồng, chi phí xây dựng khu tái định cư khoảng 1.362 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh, từ năm 2019-2021 (giai đoạn 1) sẽ hoàn thành xây dựng khu tái định cư và di dời dân cư tại khu vực di tích Kinh thành Huế gồm thượng thành, các eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ (2.938 hộ). Từ năm 2022 - 2025 (giai đoạn 2), sẽ hoàn thành xây dựng khu tái định cư và di dời dân cư tại khu vực các di tích: Hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ, hệ thống hồ 4 phường nội thành và di tích Trấn Bình Đài (1.263 hộ).

Trong đề án di dời UBND tỉnh mới tính đến phương án giải quyết sinh kế cho người dân mà chưa tính đến bố trí các cháu học tập tại nơi tái định cư.

Ông Trương Quang Trung, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Huế cho hay: “Phải tính đến bài toán khi di dời dân đến Hương Sơ thì các cháu học ở đâu đối với bậc mầm non, tiểu học, trong khi Hương Sơ và An Hòa gần đó đã quá tải”. Bà Hồ Thị Ngọc Như, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế đề xuất: “Qua theo dõi, hiện nay trên địa bàn phường Hương Sơ hệ thống mầm non và tiểu học công lập đã phủ kín học sinh. Nếu di dời các hộ dân từ Kinh thành Huế ra đây, tỉnh cần có chủ trương cho phép xây dựng thêm trường, lớp, trang bị cơ sở vật chất mới đáp ứng điều kiện tiếp nhận các cháu đến học”.

Qua khảo sát thực tế trên địa bàn phường Hương Sơ, phường An Hòa, hiện nay, hai địa phương này rất khó khăn, nhất là bậc học mầm non luôn trong tình trạng quá tải, bởi lượng trẻ đến gửi quá đông, trong khi phòng học có hạn, cơ sở vật chất chưa được đầu tư nhiều; một số điểm lẻ mầm non đang trong tình trạng xuống cấp. Ông Trương Văn Tín, Bí thư Đảng ủy phường An Hòa, cho biết: “Cư dân di dời từ Kinh thành Huế ra Hương Sơ, địa phương chúng tôi rất gần ở đó, song chúng tôi vẫn không thể tiếp nhận được học sinh tiểu học và bậc học mầm non. Lý do phường An Hòa hiện cũng đang trong tình trạng quá tải học sinh, phòng ốc đang còn thiếu”.

Việc kiến nghị của thành phố Huế hoàn toàn có cơ sở để các cấp, các ngành của tỉnh sớm có giải pháp lập dự toán để triển khai thực hiện, bởi từ nay đến thời điểm di dời dân đợt 1 không còn nhiều, tránh trường hợp khi thực hiện di dời dân đến nơi ở mới, người dân không tìm được chỗ cho con em mình học tập.

Gia Hân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vàng son một thuở

Lần đầu tiên, hơn 100 tài liệu có lưu hình dấu và bút tích ngự phê cùng nhiều hình ảnh về câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế được tái hiện sinh động qua triển lãm ngay trên chính khu vực Kỳ đài, Thượng thành, Kinh thành Huế.

Vàng son một thuở
“Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”

Là chủ đề của Triển lãm do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp cùng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 tổ chức chiều 17/1 tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội. Tham dự, có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; lãnh đạo các sở, ngành cùng đông đảo du khách tham quan di tích Huế.

“Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”

TIN MỚI

Return to top