ClockThứ Sáu, 07/06/2019 14:39

Giảm bạo lực gia đình: Nạn nhân cần lên tiếng

TTH - Bạo lực gia đình (BLGĐ) có chiều hướng giảm các vụ việc nghiêm trọng nhưng vẫn đang âm ỉ trong nhiều gia đình. Khó nhất với những người làm công tác gia đình là người phụ nữ cam chịu, không lên tiếng.

Bạo lực gia đình có chiều hướng giảmBạo lực gia đình là nguồn cơn của bạo lực học đường

Hội thi gia đình hạnh phúc do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức

Âm ỉ

Ngày chị XT. (thị xã Hương Thủy), một cô gái thôn quê sánh duyên với anh cán bộ ngân hàng ở thành phố, ai cũng trầm trồ khen ngợi trai tài gái sắc. Vậy mà, sau ngày kết hôn không lâu, chị T. trở thành nạn nhân của những trận đòn roi. Dẫu tự chủ về kinh tế với shop quần áo, nhưng chị T. vẫn bị chồng đối xử như người ăn bám, trở thành ô sin cho gia đình. Không chỉ bị chồng coi khinh, ghẻ lạnh, chị là nơi để anh “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” mỗi khi không vừa ý. Không ít lần chị tủi hổ khi để khách hàng chứng kiến cảnh chị bị chồng thẳng tay đánh đập tại cửa hàng. Chưa kể, chị thường xuyên bị bạo lực tình dục khi người chồng có tư tưởng lệch lạc.

Nhiều lần, chị T. muốn ly hôn nhưng nghĩ đến hai đứa con nhỏ cần sự chăm sóc của mẹ, đành cắn răng. 10 năm sống trong dày vò cả tinh thần lẫn thể xác, năm ngoái, chị T. dứt áo ra đi sau khi hoàn tất thủ tục ly dị. “Người ta buồn khi ly hôn, còn tôi cảm giác như được giải phóng. Được sống tự do không đòn roi, không bị dày vò, tôi mới thấy quãng thời gian lấy chồng như địa ngục”, chị T. trải lòng. 

Có những vụ BLGĐ khác ở mức độ nghiêm trọng hơn. Cuối năm 2017, một vụ án xảy ra tại xã Hương Giang, huyện Nam Đông khiến nhiều người bàng hoàng. Vì ghen tuông, nghi ngờ vợ mình là chị L. có quan hệ tình cảm với người khác, H. đã siết cổ giết chết chị L., sau đó treo cổ tự sát. Đáng tiếc là, cả hai vợ chồng anh H., chị L. đều là giáo viên.

Thống kê trong giai đoạn 2008-2018, công an các cấp khởi tố 34 vụ, 38 đối tượng liên quan đến BLGĐ; trong đó, tập trung hầu hết ở các hành vi: cố ý gây thương tích, giết người. Thống kê cũng cho thấy, các vụ BLGĐ nghiêm trọng có xu hướng giảm, nếu năm 2010 xảy ra 425 vụ thì đến năm 2018 chỉ xảy ra 353 vụ. Đây chủ yếu là các vụ việc gây bức xúc, có sự vào cuộc của chính quyền địa phương và lực lượng công an, còn những vụ việc nhỏ, lẻ rất khó kiểm soát, hoặc các hình thức bạo lực về tinh thần, kinh tế, tình dục là vấn đề tế nhị, khó nắm bắt.

Thay đổi định kiến giới

Ông Nguyễn Thiên Bình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho rằng, cộng đồng người dân còn tồn tại nhiều định kiến giới, chưa nhận thức đúng về bình đẳng giới; nhiều nam giới cho rằng, bạo lực là “đặc quyền” của đàn ông; tình trạng thất nghiệp, không có việc làm ổn định, thu nhập thấp dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình; sự gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, ma túy, sử dụng rượu, bia, ngoại tình… là những nguyên nhân gây BLGĐ.

Một trong những nguyên nhân làm tình trạng BLGĐ khó chuyển biến là do sự phản kháng của chính người bị bạo lực, xã hội, cơ quan, tổ chức chính trị xã hội vẫn còn thiếu quyết liệt, vẫn nặng tư tưởng “mỗi nhà mỗi cảnh”, “đèn nhà ai nấy rạng” nên không kịp thời tố giác các hành vi vi phạm, can thiệp để bảo vệ quyền, lợi ích của người bị bạo lực.

Theo bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới, dù BLGĐ có chiều hướng giảm ở A Lưới, không có các vụ việc nổi cộm nhưng vẫn đang âm ỉ trong nhiều gia đình. Khó nhất trong công tác phòng chống BLGĐ là người phụ nữ không lên tiếng nên các CLB phòng chống BLGĐ, các tổ hòa giải khó tư vấn, can thiệp.

Bà Thêm cho rằng, để ngăn chặn BLGĐ, công tác tuyên truyền cần được chuyên sâu để thay đổi nhận thức về bình đẳng giới, để mọi người hiểu và tự điều chỉnh hành vi, tránh vi phạm pháp luật. Việc công nhận gia đình văn hóa cần được siết chặt hơn, nếu gia đình nào còn xảy ra BLGĐ thì không được công nhận để tạo nên áp lực từ phía cộng đồng đối với người gây ra bạo lực.

Theo ông Bình, cùng với việc xử lý nghiêm để răn đe các hành vi vi phạm, ngăn chặn các tệ nạn rượu chè, cờ bạc, việc triển khai có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử gia đình mà Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương làm thí điểm là một giải pháp khả thi để ngăn chặn BLGĐ. Công tác tuyên truyền, vận động cần được đổi mới, không chỉ dựa vào các CLB, các buổi sinh hoạt truyền thống như hiện nay mà phối hợp với ngành giáo dục tổ chức các hoạt động trong trường học để qua học sinh, giáo viên đưa công tác phòng chống BLGĐ đến từng hộ dân. Ngoài ra, có thể xây dựng các video clip phòng, chống BLGĐ phát trên hệ thống các màn hình led quảng cáo nơi công cộng…

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Return to top