ClockThứ Tư, 15/08/2018 09:14

Giảm mối nguy cho xã hội

TTH - Liên tiếp nhiều vụ án mạng mà kẻ thủ ác được cho là bị bệnh tâm thần gây ra trong thời gian gần đây ở nhiều địa phương khiến dư luận không khỏi hoang mang, lo lắng. Mới đây nhất là trường hợp Nguyễn Khải ở làng Khê Xá, xã Phú Lương (Phú Vang) giết cha ruột của mình, với nhiều nghi ngờ Khải có biểu hiện bệnh tâm thần từ trước.

Thực tế cho thấy, để người tâm thần sống chung trong cộng đồng hậu quả sẽ rất nguy hiểm, khó lường. Tuy nhiên, việc sàng lọc, quản lý, điều trị cho đối tượng này còn nhiều bất cập. Không ít trường hợp người bị bệnh tâm thần được người nhà che giấu, không đưa đi điều trị. Nhiều trường hợp bệnh nhân được chính quyền địa phương, cơ quan bảo vệ pháp luật cưỡng chế, bắt buộc đến cơ sở điều trị; sau một thời gian tiến triển, được tái hòa nhập, rồi thình lình phát bệnh trở lại, gây hại cho những người xung quanh.

Trong lúc việc quản lý người bệnh tâm thần chưa được chặt chẽ thì vẫn có không ít những trường hợp lợi dụng bệnh tâm thần để phạm tội. Trong giới giang hồ vẫn thường xuất hiện những hỗn danh như Tý “điên”, Minh “khùng”... từng là nỗi khiếp đảm, không chỉ với người dân lương thiện mà cả các tay anh chị, bởi sự liều lĩnh một cách “điên, khùng” của các đối tượng.

Nguy hiểm hơn, nhiều đối tượng đã lợi dụng tính nhân đạo của pháp luật, mà làm giả bệnh án tâm thần để chạy tội. Mới đây nhất, Công an TP. Hà Nội vừa phát hiện một đường dây làm giả bệnh án tâm thần, với gần 80 hồ sơ, trong đó có hơn nửa là hồ sơ mang tên các đối tượng giang hồ khiến dư luận hết sức bất bình. Điển hình như đối tượng Lê Thanh Tùng, 32 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là đối tượng giang hồ, đã gây ra vụ cố ý gây thương tích có tính chất băng nhóm đã chi 85 triệu đồng để mua hồ sơ bệnh án tâm thần...

Dư luận đặt câu hỏi, liệu còn bao nhiêu cơ sở tiếp tay làm giả bệnh án tâm thần và bao nhiêu đối tượng được thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật nhờ kiểu xác nhận bệnh án một cách tâm thần này? Trong thực tế không chỉ bệnh án tâm thần bị làm giả mà còn không ít trường hợp nhiều bệnh án khác như phiếu khám sức khỏe để học lái xe, xin việc, làm chế độ chính sách... cũng được khám và cấp qua loa, nhằm hoàn thiện thủ tục.

Được biết, thông thường một hồ sơ giám định người có bị bệnh tâm thần hay không phải mất từ 2 đến 6 tháng. Ngoài việc khám và theo dõi người bệnh còn thu thập các chứng cứ từ gia đình, hàng xóm, chính quyền địa phương của người bệnh... Nếu làm đúng quy trình, thủ tục thì những trường hợp giả tâm thần để qua mặt cơ quan chức năng sẽ được hạn chế đáng kể.

Như trên đã nói, việc sàng lọc, quản lý người có bệnh tâm thần hiện đang gặp rất nhiều khó khăn và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội; đòi hỏi phải phát huy vai trò quản lý từ gia đình, chính quyền địa phương, cơ quan bảo vệ pháp luật. Bên cạnh đó, để hạn chế việc tội phạm lợi dụng bệnh án tâm thần để tránh truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải nâng cao ý thức, lương tâm và trách nhiệm của đội ngũ y bác sĩ trong việc kết luận bệnh án tâm thần. Đối với những vụ trọng án được cho người bị tâm thần gây ra, cần thiết cũng phải “chung thân” trong các cơ sở điều trị, nhằm răn đe những trường hợp giả bệnh tâm thần để gây án; đồng thời, giảm được mối nguy cho xã hội.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Đừng tạo mối nguy cho người tham gia giao thông

Tại một số tuyến đường, tình trạng cây xanh không được cắt tỉa mọc lấn ra đường che lấp đèn tín hiệu giao thông. Điều này không những gây mất mỹ quan, mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy đối với người tham gia giao thông.

Đừng tạo mối nguy cho người tham gia giao thông
Đề xuất giải pháp hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội

Tại hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội diễn ra ngày 16/3, Bộ Xây dựng đã kiến nghị nhiều giải pháp để đảm bảo mục tiêu hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024.

Đề xuất giải pháp hoàn thành 130 000 căn nhà ở xã hội
Return to top