ClockThứ Bảy, 21/07/2018 12:45

Gian nan bảo tồn kiến trúc Pháp

TTH - Câu chuyện bảo tồn kiến trúc Pháp ở TP. Huế lại tiếp tục nóng trở lại khi đại biểu HĐND tỉnh chất vấn UBND tỉnh về việc bảo tồn quỹ kiến trúc được đánh giá là rất quan trọng trong việc hình thành đô thị Huế.

Giao lưu trực tuyến: Bảo tồn và phát huy giá trị các công trình kiến trúc PhápCần sự hòa hợp giữa kiến trúc cổ & hiện đạiTP. Huế có 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu

1. Trong phiên chất vấn của Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh diễn ra chiều 12/7 vừa qua, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã chất vấn: Trong danh mục 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu mà UBND tỉnh vừa công bố, thì nhà thờ chính tòa Phủ Cam và nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (hay còn gọi là nhà thờ Đức mẹ Hằng Cứu Giúp) không phải xây dựng vào thời Pháp thuộc. Vậy thì đây là danh mục công trình kiến trúc thời Pháp hay là công trình mang phong cách kiến trúc thời Pháp? Thừa ủy quyền UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng Hoàng Hải Minh đã trả lời chất vấn này. Ông Minh cho biết, trong quá trình nghiên cứu đã lấy ý kiến các sở ngành, các chuyên gia, thì các công trình được chọn vào danh mục tiêu biểu là dựa trên giá trị nghệ thuật kiến trúc mang phong cách kiến trúc Pháp, chứ không phải là xây dựng thời Pháp.

Dãy phòng học của Trường TH Lê Lợi nằm trong danh sách 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu

Ông Minh cũng cho biết, 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu trên địa bàn TP. Huế mà UBND tỉnh vừa công bố hôm 30/5/2018 được lựa chọn theo các tiêu chí: công trình có giá trị về kiến trúc, nghệ thuật; có giá trị lịch sử; chất lượng hiện trạng công trình; đảm bảo sử dụng, khả năng an toàn cho việc tiếp tục sử dụng; đảm bảo phù hợp, cảnh quan khu vực, quy hoạch không gian đã phê duyệt.

Và theo nội dung trả lời của ông Minh, thì danh mục bảo tồn kiến trúc Pháp tại TP. Huế không đòi hỏi phải là công trình xây dựng thời Pháp. Điều đó có thể mang đến một cách hiểu rằng, kể cả những công trình xây dựng sau thời Pháp thuộc (1954) nếu mang phong cách kiến trúc Pháp, và thỏa mãn các tiêu chí trên vẫn được đưa vào danh mục bảo tồn. Giới kiến trúc sư cho rằng, chỉ mỗi việc bảo tồn kiến trúc thời Pháp thuộc đã khó, huống gì bảo tồn cả kiến trúc “mang phong cách kiến trúc Pháp” sau thời Pháp thuộc, thì càng gian nan hơn.

2. Sự gian nan đó cũng đã đặt ra từ vài chục năm trước, mà cụ thể nhất là tại hội nghị chuyên gia “Đánh giá quỹ kiến trúc đô thị Huế” do UBND TP. Huế, Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế và Hội Kiến trúc sư VN (Hội KTSVN) tổ chức hồi tháng 4/2003. Một hội nghị được đánh giá là “đi vào lịch sử” vì Huế là nơi đầu tiên thực hiện một việc mà chưa một đô thị nào ở Việt Nam làm được: Tổng kiểm kê quỹ kiến trúc đô thị. Lần đầu tiên, khái niệm “Quỹ kiến trúc đô thị” được sử dụng chính thức.

Để chuẩn bị cho hội nghị này, Hội KTSVN đã đưa một đoàn chuyên gia vào Huế làm việc trong nửa tháng, để tiến hành kiểm kê bước đầu và đánh giá toàn bộ quỹ kiến trúc đô thị. Chủ tịch UBND TP. Huế bấy giờ là ông Nguyễn Việt Tiến và GS.TS. KTS. Hoàng Đạo Kính lúc đó là Phó Chủ tịch Hội KTSVN là hai người tâm huyết và quyết tâm cao độ trong việc tạo cơ sở vững chắc để bảo tồn những giá trị kiến trúc đô thị Huế trước nhu cầu phát triển đô thị đang ngày càng tăng lên. Vì vậy, khác với nhiều cuộc bàn thảo cùng chủ đề, hội nghị này được nhấn mạnh là “hội nghị chuyên gia”. Tại hội nghị đó, các chuyên gia đã kiểm kê tài sản kiến trúc đô thị Huế có 6 nhóm. Trong đó, nhóm “kiến trúc thời Pháp thuộc” có vai trò đặc biệt trong quỹ kiến trúc của Huế, góp phần định đoạt diện mạo đô thị Huế, là điểm tựa quy hoạch và thẩm mỹ để Huế lan tỏa về phía Nam ở những thời kỳ tiếp theo.

Nhà thờ chính tòa Phủ Cam mang phong cách kiến trúc Pháp

Kết thúc hội nghị, ông Nguyễn Việt Tiến - Chủ tịch UBND TP. Huế (sau đó là Giám đốc Sở Xây dựng) cho biết sẽ tiến hành một cuộc tổng kiểm kê, đánh giá quỹ kiến trúc đô thị Huế. Trên cơ sở đó, sẽ lập danh mục các công trình kiến trúc cổ có giá trị cao, cần phải bảo tồn; đồng thời xác định những công trình không có giá trị thì được phép phá bỏ để xây dựng công trình mới. Đây là cơ sở pháp lý mà người dân Huế hằng mong mỏi, để chấm dứt những cuộc tranh luận gay gắt, giữa bảo tồn và phát triển, trong suốt hàng chục năm qua ở Huế. Cứ hễ có dự án xây dựng nào chuẩn bị triển khai là thế nào cũng nảy sinh tranh cãi.

Danh sách 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu chính là kết quả từ cuộc hội nghị chuyên gia đó. Tuy nhiên, con số 27 là quá ít so với một quỹ kiến trúc vốn dĩ rất đồ sộ của một thời kỳ đô thị kéo dài hơn 70 năm kể từ khi công trình kiến trúc Pháp đầu tiên mọc lên ở Huế (tòa Khâm sứ Trung Kỳ, hoàn thành năm 1878). Ông Hoàng Hải Minh cho hay, danh sách này không dừng lại ở 27 công trình. Sở Xây dựng sẽ phối hợp với UBND TP. Huế, Sở Văn hóa & Thể thao và các cơ quan liên quan, tiếp tục nghiên cứu rà soát, bổ sung thêm công trình tiêu biểu  trong thời gian tới.

3. Quá ít ỏi nếu chỉ là 27 công trình, nhưng nếu bổ sung thêm tiêu chí “không xây dựng thời Pháp” thì danh sách này sẽ tăng lên rất nhiều. Điều đó có thể gây khó khăn, gian nan cho công tác điều tra, đánh giá và bảo tồn. Song dù có thế nhưng vì mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc công trình xây dựng thời Pháp hoặc công trình mang phong cách kiến trúc Pháp để đô thị Huế phát triển hài hòa, không bị xung đột giữa cũ và mới, giữa hiện đại và cổ kính thì đó vẫn là điều nên làm và đáng làm.

Bài: MINH ĐĂNG - Ảnh: PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

Là địa phương có khá nhiều nghề, nghề truyền thống (NTT) và làng nghề truyền thống (LNTT) nên để khôi phục, bảo tồn và phát triển, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn
Chuyên gia Đức lan tỏa áo dài Việt

Thấm thoát đã 20 năm kể từ khi Andrea Teufel, chuyên gia bảo tồn, trùng tu người Đức đặt những bước chân đầu tiên đến Huế, để rồi bà đã chọn mảnh đất này làm quê hương thứ hai. Chính sự nỗ lực của Andrea Teufel cùng các cộng sự đã góp phần hồi sinh di sản Huế hôm nay.

Chuyên gia Đức lan tỏa áo dài Việt

TIN MỚI

Return to top