ClockThứ Hai, 24/08/2015 15:45

Gian nan đài truyền thanh cơ sở

TTH - Truyền thanh đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, chuyển tải thông tin xuống cơ sở một cách nhanh chóng và rộng khắp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở đang gặp rất nhiều khó khăn, bất cập nên khó duy trì hoạt động hiệu quả.

Một buổi làm chương trình ở Đài truyền thanh  xã Phong Sơn

 

Yếu cơ sở vật chất

Cũng như đài cấp xã, hầu hết cơ sở vật chất thiết bị của các đài huyện (9 đài) được đầu tư nhưng vẫn lạc hậu, không đồng bộ, xuống cấp; chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất chương trình phát thanh chất lượng cao, do đang sử dụng công nghệ Analog. Máy phát sóng phát thanh FM của các đài huyện đều được đầu tư từ lâu, nên công suất phát bị giảm sút (300-500W), phạm vi phủ sóng trung bình của các đài mới đạt khoảng 70%. 
Được đầu tư từ năm 2003, sau hơn 12 năm “chinh chiến”, đến nay, hệ thống cụm loa, máy phát, an ten thu phát sóng, bộ mixer của Đài Truyền thanh (ĐTT) xã Phong Sơn (Phong Điền) đã xuống cấp, bị nhiễu tần số liên tục. Anh Hoàng Văn Thanh, cán bộ phụ trách ĐTT xã chỉ cho chúng tôi thấy hệ thống dây co của cột an ten ngay phía sau phòng phát thanh đã rỉ rét hết. Thân cột cũng bong tróc sơn loang lổ, chỗ xám, chỗ đỏ. “Dây co rỉ sét như vậy rất nguy hiểm khi mùa mưa bão đang đến gần, cần phải được thay mới. Riêng cột an ten nếu bảo dưỡng, phải đưa vào tận Đà Nẵng, rất tốn kém, vì vậy vẫn chưa thực hiện được”, anh Thanh trăn trở.
Mỗi tuần, ĐTT Phong Sơn thực hiện 1 chương trình riêng của xã, phát vào thứ 2 và phát lại vào thứ 4, 6. Các ngày còn lại (trừ thứ 7, chủ nhật), xã tiếp sóng đài của Trung ương, tỉnh và huyện. Phát liên tục như vậy, nhưng do bộ phát sóng bị nhiễu tần số nên ảnh hưởng đến hoạt động của đài khác. Nguyên nhân, theo anh Thanh là do trước đây tần số phát sóng của đài là 91.2 MHz thì không sao, nhưng sau khi Cục tần số Vô tuyến điện Khu vực III cấp lại tần số mới là 88.8 MHz thì diễn ra tình trạng này. Dù đài đã chuyển từ dải tần 88.4 - 88.9 MHz nhưng vẫn bị nhiễu sóng trong khu vực.
Không chỉ xã miền núi Phong Sơn gặp khó, địa phương nằm ngay cạnh thành phố là xã Thủy Thanh (Hương Thủy) cũng “cùng chung cảnh ngộ”. Toàn xã chỉ có 6 cụm với 12 loa, trong khi nhu cầu cần đến 12 cụm. Anh Đặng Văn Hiệp phụ trách ĐTT ở đây chia sẻ: “Thôn Vân Thê Làng trải rộng đến 5km nhưng chỉ có 2 cụm loa. Ngoài ra, hệ thống máy phát của đài đầu tư từ lâu (2007) nên đã xuống cấp”. Bộ máy vi tính để làm chương trình, ghi âm nội dung cũng hư hỏng nên mỗi khi cần phát thông báo gì, anh Hiệp đều dùng điện thoại để ghi âm và phát lại.
Nhân lực chưa được quan tâm
Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất, vấn đề nhân lực cũng là một trong những yếu tố khiến ĐTT cơ sở khó có thể phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Nhiều cán bộ ĐTT phường, xã đều cho rằng “công việc rất vất vả, nhưng đãi ngộ chẳng đáng là bao. Nếu không có lòng yêu nghề, đam mê với công việc thì không làm được”. 
Toàn tỉnh hiện có 145 đài truyền thanh cơ sở cấp xã/phường, thị trấn. Trong đó, có 32 ĐTT hữu tuyến và 113 ĐTT vô tuyến (truyền thanh không dây) với tần số phát sóng chủ yếu đều nằm trong dải 87-108MHz, chỉ 16 đài có tần số phát sóng trong dải tần 54-68MHz; trên 1.800 cụm thu. Theo đánh giá chỉ có 48 đài có chất lượng hoạt động tốt; 34 đài khá; 36 đài trung bình; 16 đài hoạt động yếu kém và 11 đài không còn hoạt động.
Một cán bộ văn hóa thông tin kiêm phụ trách ĐTT cơ sở ở Hương Trà kể rằng, có lần đang loay hoay sửa cụm loa thì phát hiện thiếu mất một dụng cụ, nếu leo xuống lấy rồi leo lên lại thì ...hết hơi nên đành chờ lúc có bà con đi tập thể dục sáng ngang qua rồi mới nhờ cột vào dây đưa lên giúp. Lần khác, trời còn tờ mờ sáng, do mải kiểm tra chiếc loa ở ngay trong khu dân cư nên người dân mang đèn pin ra rọi vì cứ tưởng kẻ trộm. Hay vào năm 2000, một ĐTT tại Hương Thủy bị sét đánh làm nổ máy phát, nhưng rất may thời điểm đó không có cán bộ đài trực...
Khó khăn, vất vả là vậy nhưng chế độ đãi ngộ dành cho người làm công tác truyền thanh cơ sở rất thấp. Ngoài mức lương hưởng từ ngân sách Nhà nước đối với chức danh cán bộ không chuyên trách ở cấp xã thì cán bộ truyền thanh cơ sở không được hưởng thêm một khoản thù lao nào. Anh Hoàng Văn Thanh chia sẻ, lương chỉ hơn 800 ngàn đồng/tháng, nhưng có đến hàng trăm thứ việc không tên từ biên tập viên, phát thanh viên, vận hành kỹ thuật, kiểm tra xử lý sự cố...
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông - ông Lê Viết Xuân cho rằng: “ĐTT cơ sở tuy không phải là cơ quan báo chí nhưng hoạt động như một cơ quan báo chí. Nếu được đầu tư thì đây sẽ là kênh tuyên truyền hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu thông tin truyền thông tại cơ sở. Nhưng, ngoài đầu tư của “Chương trình mục tiêu Quốc gia đưa thông tin về cơ sở”, các ĐTT cần được chính quyền địa phương quan tâm đầu tư hơn về kinh phí hoạt động, đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật phù hợp... Đồng thời, về lâu dài, các ban ngành cấp tỉnh mà trực tiếp là Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Đài Phát thanh Truyền hình (TRT) cần xây dựng đề án về thực trạng và giải pháp để phát triển hệ thống các ĐTT cơ sở. Đó mới là giải pháp căn cơ, khoa học và trên cơ sở đề án để có điều kiện đầu tư thích hợp nhằm giúp ĐTT cơ sở khắc phục những yếu kém và phát huy được vai trò của mình”.
“Trường hợp ĐTT Phong Sơn do đầu tư đã lâu nên thiết bị cũ, lạc hậu; đồng thời, dải tần số gây nhiễu như vậy thì đài xã cần báo cáo với Sở Thông tin và Truyền thông và Cục tần số Vô tuyến điện Khu vực III để ấn định lại tần số. Nếu đơn vị tự điều chỉnh tần số như vậy là sai quy định. Bởi, tần số tự điều chỉnh không chỉ gây nhiễu đài khác mà còn có thể làm ảnh hưởng đến tần số liên lạc mặt đất của các hãng hàng không. Thực tế, tần số một khi đã được cấp cho các ĐTT đều là tần số “sạch”, chuẩn, nhưng với các máy phát đã cũ thì dải tần 54-68MHz không phù hợp. Vì vậy, để khắc phục, các ĐTT cơ sở có kinh phí thì đầu tư máy mới, nếu không thì đầu tư bộ lọc nhiễu hài”. Kỹ sư Nguyễn Miên Chương, Chuyên viên Phòng Viễn thông, Sở Thông tin và Truyền thông cho hay.
 
Bài, ảnh: Liên Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top