ClockThứ Tư, 26/08/2015 10:05

Gian nan nghề chẻ đá núi

TTH.VN - Không biết từ bao giờ, nghề chẻ đá đã trở thành một nghề mưu sinh được nhiều người dân tại xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc lựa chọn. Một nghề được xem là cực nhọc, đòi hỏi người theo nghề phải hội tụ được sức khỏe dẻo dai, kỹ thuật độc đẽo linh hoạt cộng thêm tính kiên nhẫn.

Nghề của tính kiên nhẫn

Tìm về xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc nơi có nhiều bãi đá tự nhiên được nhiều thợ chẻ đá trên địa bàn tìm đến khai thác. Leo lên ngọn đồi cạnh con đường ra cảng Chân Mây, chúng tôi đã thấy một nhóm thợ gồm 3 người đang say sưa đục đẽo một bãi đá giữa trời nắng chói chang.

Người ướt đẫm mồ hôi, nhưng ông Nguyễn Đắc Nhâm năm nay đã 51 tuổi ở thôn Thừa Lưu, xã Lộc Tiến vẫn miệt mài dùng búa, sáo chạm để chẻ đá. Thấy chúng tôi, ông Nhâm và hai người thợ có vẻ ái ngại nhưng khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về cái nghề truyền thống của quê hương mình các ông cũng vui vẻ chia sẻ.

Ông Nhâm kể: Nghề chẻ đá đã có từ lâu ở làng Thừa Lưu xã Lộc Tiến, có thể xem là một nghề truyền thống khi có rất nhiều người dân theo nghề. Với ông Nhâm nghề chẻ đá gắn bó cùng ông từ năm 18 tuổi, khi ông theo cha mình đi chẻ đá ở khắp nơi ở huyện Phú Lộc.

Theo ông Nhâm người làm nghề chẻ đá phải là người có sức khỏe dẻo dai, có kỹ thuật điêu luyện thì mới có thể làm được khi nghề này rất vất vả, đòi hỏi người làm nghề phải có tính kiên nhẫn, cẩn thận không rất nguy hiểm. Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng gây đến nguy hiểm cho người làm nghề và bạn nghề.

Những chiếc dù tự chế giúp họ chống lại cái nắng 

Khi thấy tôi thắc mắc sao chỉ mấy chiếc đục sắt, cùng cây búa mà ông và các bạn cùng hành nghề của mình có thể chẻ một tản đá lớn ra nhiều viên đá vuông vắn, ông Nhâm giải thích: Muốn chẻ được đá người làm nghề như bác phải tự mình tạo ra dụng cụ để hành nghề. Những chiếc đục, chiếc sáo mà cháu thấy đục vào đá đó không phải làm bằng sắt thường mà phải làm bằng thép cứng từ những chiếc lò xo tàu hỏa mình mua về duỗi thẳng ra. Tùy vảo tảng đá lớn hay nhỏ mà thời gian chẻ được đá ngắn hay dài, nhưng mỗi lỗ mà chiếc đục, chiếc sáo đục vào phải mất hơn 10 phút. Cũng chính vì đục vào đá mà mỗi lần như vậy các chiếc đục, chiếc sáo đều bị trùi phải rèn lại mũi cho nhọn mới làm được.

Ông Nguyễn Đắc Nhâm vẫn kiên nhẫn chẻ đá với dụng cụ là chiếc búa, chiếc sáo

Cũng đang dang dở chẻ phiến đá lớn dưới chiếc dù tự chế từ lá cây rừng che tạm bợ chống nắng, anh Nguyễn Đắc Hữu (43 tuổi) ở thôn Thừa Lưu, xã Lộc Tiến có hơn 20 năm theo nghề chẻ đá cho hay: “Nghề chẻ đá vất vả lắm, không phải ai cũng làm được, đặc biệt là mấy ngày nắng nóng như thế này”. Vừa cầm búa, đục đẽo vào đá giữa nắng mà mồ hôi ướt đẫm cả chiếc áo. Bên cạnh đó, người làm nghề chúng tôi đa số đều làm xa khi bãi đá nằm ở lưng chừng núi,  nên phải đi từ sáng sớm, bới theo cơm về ở lại ăn trưa ngay tại bãi đá.

Ông Vương Đình Cẩm, Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến cho biết, nghề chẻ đá là một nghề truyền thống tại địa phương. Hiện nay, toàn xã có hơn 70 người theo nghề chẻ đá. Nhờ nghề chẻ đá khắp nơi, mà người dân có thu nhập ổn định khi mỗi công nghề chẻ đá từ 200 ngàn đồng trở lên. Một số hộ dân còn vào tận Bình Định, ra Nghệ An để hành nghề khi nguồn đá tại địa phương đang dần cạn kiệt.

 

Nghề hái ra tiền

Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng đá vuông dùng để xây dựng nhà, lăng tẩm được nhiều người dân lựa chọn, cũng chính vì vậy nghề chẻ đá cũng cho người làm nghề có một thu nhập ổn định lo cuộc sống.

Ông Nhâm cho hay: Mặc dù nghề chẻ đá vất vả, rình rập nguy hiểm nhưng người làm nghề kiếm được đồng tiền xứng đáng với công sức mình bỏ ra. “Bình quân mỗi ngày ông có thể chẻ thành phẩm được từ 30 – 40 viên đá. Tùy thuộc vào kích cỡ viên đá mà có giá thành khác nhau, giá mỗi viên từ 10.000  – 15.000 đồng.

Sản phẩm là những viên đá vuông vắn

Thông thường, mình chỉ có việc chẻ đá ra thành sản phẩm vuông vắn rồi bỏ lại đó, khách hàng sẽ tự động tìm đến tận nơi để mua. Đa số khách mua đá chẻ đều quen biết, chỉ khách ở xa gọi đặt hàng, thì mình thuê xe tải chở đến tận nơi. Bên cạnh việc tự tìm kiếm bãi đá để khai thác, đôi khi chúng tôi cũng đi chẻ đá thuê cho người ta.

Cũng chính hơn 30 năm theo nghề chẻ đá mà tui đã lo cho 4 đứa con ăn học đến nơi đến chốn. Không biết tụi nó thấy tui làm nghề chẻ đá giữa nắng vất vả hay không mà đứa nào cũng chăm học. Bây giờ tui đã có hai đứa con tốt nghiệp đại học, ra trường đều có việc làm ổn định, một đứa đang theo học Trường đại học Bách Khoa Sài Gòn, một đứa đang theo học lớp 8. Ông Nhâm tâm sự.

Anh Nguyễn Đắc Hữu ngồi bên cạnh cũng nói, nghề chẻ đá cho anh và người hành nghề ở trong thôn có nguồn thu nhập đáng kể. Chỉ cần người làm nghề siêng năng, chịu khó kiếm được bãi đá để khai thác thì bình quân mỗi ngày cũng kiếm được từ 200 – 300 ngàn đồng. Nhờ cái nghề này mà anh đã và đang cho 3 đứa con ăn học đàng hoàng, không thua kém chúng bạn cùng trang lứa.

Võ Ngọc Thạnh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long

Nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu, An ninh nội địa Công an Nhân dân (18/4/1946 - 18/4/2024), Đoàn Thanh niên Phòng Tham mưu, Đoàn Thanh niên Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cơ sở.

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long
Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Quảng Điền phối hợp Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Quảng Phú tổ chức khởi công nhà tình thương cho bà Nguyễn Thị Mong ở thôn Phú Lễ, xã Quảng Phú.

Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền
Huy động nguồn lực xóa nhà tạm

Sáng 13/4, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025 (phong trào).

Huy động nguồn lực xóa nhà tạm
Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận

Sáng 5/4, Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị nhằm tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình số 12 gắn với sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động số 20 của Huyện ủy về tiếp tực thực hiện Nghị quyết số 25 của Trung ương về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.

Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận
Return to top