ClockThứ Hai, 17/06/2019 05:15

Giáo dục bậc trung học: Mũi nhọn và đại trà cùng tiến

TTH - Năm học 2018 - 2019, ghi nhận những tín hiệu vui từ bậc học trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) ở Thừa Thiên Huế khi cả giáo dục đại trà và mũi nhọn đã thực sự là “đôi bạn cùng tiến”.

Bộ GD-ĐT khẳng định không có chuyện ĐH “giành” hết nguồn tuyển của trường CĐ, Trung cấp

Khen thưởng học sinh đoạt giải cao năm học 2018-2019

Vinh danh Lê Công Minh Hiếu

Mới học lớp 11, Lê Công Minh Hiếu, học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học xuất sắc đoạt giải nhất môn vật lý trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Từ ngày 5 - 13/5, Olympic vật lý châu Á được tổ chức tại thành phố Adelaide (Australia), Lê Công Minh Hiếu, nhỏ tuổi nhất trong số 8 thành viên của đội tuyển quốc gia, tiếp tục giành được tấm huy chương đồng danh giá. Điều đáng nói, Hiếu sinh ra trong gia đình bình dân. Ba lái xe cho một công ty ở TP. Huế, còn mẹ làm ở  Công ty CP Dệt may. Họ thường đi sớm, về muộn. Sự cần mẫn, cộng với ý chí, quyết tâm vượt khó đã giúp em tự khẳng định mình.

Năm học 2018 -2019, toàn tỉnh có 1.922 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh có 1.117 học sinh đoạt giải (tăng 335 giải); trong đó, có 38 học sinh đạt giải nhất (tăng 19 giải so với năm trước). Kỳ thi chọn học sinh THPT cấp quốc gia, đội tuyển Thừa Thiên Huế có 85 học sinh tham dự và đã đạt 52 giải (tăng 3 giải); trong đó, có 3 giải nhất và 11 giải nhì. Đặc biệt, đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh có đến 7 học sinh được Bộ Giáo dục & Đào tạo chọn để thi vào đội tuyển đi thi quốc tế.

Tại buổi gặp mặt, tuyên dương những học sinh tham gia dự thi vòng hai, chọn đội tuyển Olympic Quốc tế ở các môn vật lý, hóa học và sinh học hồi tháng 4, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ biểu dương và chúc mừng 7 học sinh đã chinh phục đỉnh cao tri thức. Thành tích của các em làm rạng danh và tô thắm thêm truyền thống văn hiến và hiếu học của vùng đất Thừa Thiên Huế. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, chính sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục, sự tâm huyết, hy sinh thầm lặng của các thầy cô giáo, phụ huynh đã giúp các em có được thành tích đáng tự hào đó.

Những chuyển động tích cực

Cùng với thành tích đáng tự hào của giáo dục thành tích cao, năm học 2018 - 2019 cũng ghi nhận những chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục phổ thông đại trà. Năm học 2018 - 2019, bậc học THCS đã có trên 20%  học sinh xếp loại giỏi về học lực và trên 85% học sinh xếp loại tốt về hạnh kiểm. Kết quả tương tự ở bậc học THPT là trên 10% và trên 76%.

Nhìn từ góc độ cơ sở cũng đã ghi nhận tín hiệu vui. Tiêu biểu như TX. Hương Trà, năm học 2018 - 2019, bậc học THCS của địa phương có 99,48% học sinh đạt hạnh kiểm khá tốt; 24,96% học sinh xếp loại học lực giỏi, 43,96% học sinh xếp loại khá. Tỷ  lệ tốt nghiệp THCS của TX. Hương Trà đạt 100%, trong đó 26,68% xếp loại giỏi và 45,96% xếp loại khá.

Trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, các trường THCS và THPT trên địa bàn toàn tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp để huy động tối đa học sinh ra lớp gắn với hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học. Nhiều hoạt động được đẩy mạnh, như hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm… Việc giáo dục kỹ năng cho học sinh cũng được chú trọng với việc hình thành các câu lạc bộ, như câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ, phóng viên nhỏ…; thực hiện “nói không” với các trò chơi game oline có nội dung bạo lực.

Sở Giáo dục và Đào tạo tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa; tổ chức tập huấn cho lãnh đạo các trường và tổ trưởng chuyên môn THPT và THCS các nội dung trong đổi mới về giáo dục. Đặc biệt, xây dựng nội dung và lộ trình giáo dục của địa phương vào chương trình giảng dạy.

Đôi điều suy nghĩ 

Nhìn vào kết quả giáo dục thành tích cao, dễ dàng nhận thấy đã có sự chuyển dịch đồng đều hơn giữa Huế và địa phương. Tiêu biểu như huyện Phú Lộc, thi học sinh giỏi năm học 2018 -2019, huyện có đến 110 học sinh đạt giải, trong đó có 2 giải nhất (môn địa) và 15 giải nhì. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này chưa rõ ràng và mới chỉ mới tập trung ở các môn học xã hội nhân văn.

Việc có đến 7 học sinh được Bộ Giáo dục & Đào tạo chọn để thi vào đội tuyển đi thi quốc tế là đáng mừng, nhưng khả năng không có học sinh được chọn tham gia kỳ thi Olympic Quốc tế là bước thụt lùi. Năm 2017, Thừa Thiên Huế có 2 học sinh đoạt giải kỳ thi Olympic Quốc tế là Lê Hy Hoài Lâm (tin học) và Trương Đông Hưng (sinh học). Thế mạnh môn toán có từ thời Lê Bá Khánh Trình hay Lê Tự Quốc Thắng mấy chục năm trước không được duy trì.

Trong kỳ thi vào đại học năm nay, có 3 cơ sở giáo dục trung học phổ thông, gồm Trường THPT chuyên Quốc Học, Trường THPT Hai Bà Trưng và khối chuyên Trường đại học Khoa học Huế, các học sinh giỏi được tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh danh tiếng là sự ghi nhận về chất lượng đào tạo của bậc học trung học của Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, để xứng tầm với vị thế một vùng đất học, việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục toàn diện, kết hợp với đẩy mạnh phát hiện, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng mũi nhọn, phát triển tài năng; phấn đấu tăng tỷ lệ đạt giải cao học sinh giỏi quốc gia và có giải quốc tế vẫn đang là vấn đề đặt ra đối với giáo dục Thừa Thiên Huế.  

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh

Tết cổ truyền là dịp để mọi người tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây cũng là dịp các trường học tổ chức những hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm để giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh.

Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh

TIN MỚI

Return to top