ClockThứ Sáu, 25/03/2016 13:28

Giáo dục giúp làm giảm tỷ lệ tảo hôn ở Bangladesh

TTH.VN - Tỷ lệ tảo hôn ở Bangladesh có thể giảm 1/3 khi các trẻ em gái được giáo dục và đào tạo kỹ năng làm việc, một nghiên cứu mới được công bố về những cách thức để đối phó với thực tế phổ biến ở quốc gia Nam Á này cho biết.

3/4 trẻ em gái ở Bangladesh kết hôn trước 18 tuổi. Ảnh: Reuters

Theo thông tin từ Hội đồng Dân số - một nhóm phi lợi nhuận nghiên cứu các vấn đề sức khỏe và phát triển, 2/3 các cô gái ở Nam Á kết hôn trước 18 tuổi. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu được tiến hành với hơn 9.000 thiếu nữ ở Bangladesh, tỷ lệ tảo hôn đã giảm 31% khi những cô gái này nhận được sự giáo dục hoặc tham gia vào các lớp học về tư duy phê phán và ra quyết định.

Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ tảo hôn giảm 23% khi các thiếu nữ được đào tạo kỹ năng làm việc.

Trong một tuyên bố, ông Ann Blanc - phó chủ tịch Hội đồng Dân số, lạc quan cho rằng "những kết quả này là một bước tiến lớn về những gì làm được để hạn chế nạn tảo hôn ở Bangladesh".

Theo một báo cáo năm 2014 của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Bangladesh là nước có tỷ lệ tảo hôn cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Niger, và là quốc gia có tỷ lệ hôn nhân ở các thiếu nữ dưới 15 tuổi cao nhất. UNICEF cho biết, 3/4 trẻ em gái ở Bangladesh kết hôn trước khi tròn 18 tuổi.

Trong nghiên cứu của mình, tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở New York này tiết lộ rằng đã hỗ trợ giáo dục và đào tạo cho các cô gái ở 72 cộng đồng.

Trên thế giới, hơn 700 triệu phụ nữ kết hôn trước ngày sinh nhật lần thứ 18, theo ghi nhận của UNICEF. Cơ quan này cho rằng, nguyên nhân của tình trạng trên bắt nguồn từ sự nghèo đói và các chuẩn mực xã hội. Các bậc cha mẹ gả chồng sớm cho con gái vì nhận thấy đó là ''việc phải làm'', và sợ sự đánh giá, trừng phạt của xã hội nếu không tuân theo tục lệ này.

Tố Quyên (Lược dịch từ Dailymail & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau
Return to top