ClockChủ Nhật, 20/11/2016 09:55

Giáo viên mong sống được bằng lương

Các nhà giáo mong muốn được quan tâm nhiều hơn về đời sống và các điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp để chuyên tâm giảng dạy.

Để thu hút giáo viên có trình độ, yêu nghề, sẵn sàng bám trường, bám lớp trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách từ việc tăng lương, phụ cấp, chế độ thâm niên cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nâng cao trình độ…

Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 khóa XI khẳng định, lương nhà giáo phải được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, có phụ cấp tùy theo tính chất công việc và theo vùng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, lương nhà giáo xếp thứ 14 trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp.

Nếu tính theo thang bậc lương hiện nay, một giáo viên mới ra trường có lương khoảng 3,6 triệu đồng/tháng. Giáo viên giảng dạy 15 năm trong nghề mới có thu nhập hơn 5,7 triệu đồng/tháng. Giáo viên có thâm niên hơn 25 năm trong nghề (tức là sắp về hưu) thì lương được hơn 8 triệu đồng/tháng.

Mức lương không đủ sống và trang trải sinh hoạt, nhiều giáo viên đã phải nghĩ tới tăng thu nhập bằng cách dạy thêm, dạy “sô” ở nhiều trường học hay làm thêm các công việc khác… Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đào Trọng Thi

Giáo viên mong sống được bằng nghề

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng là một nhà giáo có uy tín cho rằng, giải quyết vấn đề lương, thu nhập cho giáo viên là điều chính đáng cần quan tâm. Nếu ngân sách Nhà nước, tổ chức xã hội có điều kiện tăng thu nhập cho giáo viên thì là điều rất tốt.

Đặc biệt với giáo viên giảng dạy ở trường công lập, Nhà nước nên có chính sách để làm sao giáo viên có thể sống được bằng nghề thì chất lượng giáo dục sẽ tốt lên. Điều này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng giáo viên phải đi dạy thêm để tăng thu nhập nhưng lại khiến xã hội lo ngại vì những “biến tướng” của việc dạy thêm-học thêm.

Là một trường tự chủ về tài chính, trường THPT Phan Huy Chú, quận Đống Đa, Hà Nội tuyển dụng và trả lương đều dựa theo năng lực cho giáo viên.

Cô giáo Ngô Thị Thành, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, những giáo viên nào có năng lực chuyên môn, giảng dạy tốt, tâm huyết với nghề thì sẽ được trả lương cao.

Nhìn chung, lương của giáo viên hiện nay còn thấp nên để đảm bảo cuộc sống và nuôi dạy con, nhiều giáo viên vẫn phải dạy thêm và làm thêm nhiều nghề phụ…

Theo cô Ngô Thị Thành, để giáo viên chuyên tâm với công tác giảng dạy và nâng cao trình độ chuyên môn, chúng ta phải đảm bảo đời sống cho các thầy cô giáo, để họ có thể “sống” được bằng lương.

Giáo viên mong giảm bớt các cuộc thi hình thức

Mỗi vùng, mỗi nơi có những khó khăn riêng. Nếu như ở vùng sâu vùng xa, thầy cô giáo có những khó khăn về điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất trường học và mức lương còn khiếm tốn thì ở những thành phố lớn, các thầy cô giáo luôn bị áp lực để về chất lượng giảng dạy, quản lý học sinh tốt theo nhu cầu của xã hội.

Một giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học trên địa bàn Hà Nội tâm sự là sáng nào các cô giáo cũng phải đến trường từ 7h30 sáng cho đến tận 18h30 chiều mới về. Có những hôm nhà trường họp tổ chuyên môn nên phải đến tận 20 đến 21h tối, các cô mới về đến nhà.

Nếu giáo viên không khéo léo trong việc chăm sóc chồng con thì có thể xảy ra mâu thuẫn trong gia đình. Vì vậy, để giữ gìn hạnh phúc gia đình, các cô thường phổ biến kinh nghiệm cho nhau là cố gắng không làm việc buổi tối. Sáng sớm phải dạy thật sớm để soạn giáo án, nâng cao trình độ chuyên môn... Có những cô giáo soạn bài giảng mới cho tiết học trong ngày phải “rón rén” dậy từ 3h sáng để khỏi phiền chồng con.

Khác các tỉnh, thành phố lớn, giáo viên ở những vùng, miền khó khăn rất vất vả trong việc giảng dạy.

Sơn La là địa phương có nhiều đồi núi nên việc đến trường của giáo viên và học sinh còn rất vất vả.

Trường lớp học ở nơi đây vẫn còn thiếu thốn. Ở nhiều địa bàn vẫn còn lớp học tạm chưa được xây dựng kiên cố. Vào mùa mưa, phòng thường bị dột và ướt. Nhiều hôm, mưa to gió lớn khiến những tấm lợp và ngói che bị cuốn bay, nước mưa tạt vào lớp học, cô trò chỉ biết ôm nhau đợi cho qua cơn mưa rồi để học sinh ra về chứ không thể học tiếp. Cuộc sống của người dân nói chung và giáo viên ở Sơn La nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn.

Cô giáo Cà Thị Hóa, trường mẫu giáo Chiềng Lương 1, xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La bày tỏ mong muốn ngành Giáo dục và các cơ quan tiếp tục chăm lo hơn đến cuộc sống của giáo viên ở những vùng khó khăn cũng như đầu tư, nâng cấp  xây dựng thêm trường lớp để giáo viên và học sinh có thể yên tâm giảng dạy, học tập.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau
Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

Để tăng cơ hội cho trẻ em ở vùng khó khăn được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch này vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện.

Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn
Return to top