ClockThứ Năm, 19/10/2017 14:23

Giáo viên sẽ được hưởng phụ cấp 50%

Bộ GD-ĐT vừa công bố Dự thảo thông tư hướng dẫn về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Ảnh minh họa

Theo đó, nhà giáo giảng dạy trực tiếp tại các trường đại học, học viện, trường bồi dưỡng cán bộ được hưởng phụ cấp 25%. Đối với nhà giáo giảng dạy ở trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên ở đồng bằng là 30%. Tỷ lệ phụ cấp 35% đối với giáo viên mầm non, tiểu học ở đồng bằng và giáo viên trung học cơ sở, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên ở miền núi, vùng sâu vùng xa. Giáo viên dạy tại các trường đại học, cao đẳng sư phạm, môn khoa học Mác-Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng được hưởng phụ cấp 45%. Mức phụ cấp cao nhất 50% được áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy tại các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Chế độ phụ cấp ưu đãi này sẽ được áp dụng cho tất cả nhà giáo đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, kể cả những giáo viên trong thời gian thử việc, hợp đồng lao động.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau
“Học sử để sống với người đã chết”

“Học sử làm gì? Học địa làm gì? Học địa để sống với non sông đất nước. Học sử để sống với người đã chết”. Đó là câu hỏi và trả lời của cụ Huỳnh Thúc Kháng, đăng trên báo Tiếng Dân do chính cụ làm chủ bút, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

“Học sử để sống với người đã chết”
Return to top