ClockThứ Tư, 08/03/2017 08:26

Giàu tiềm năng - thiếu nguồn lực

TTH - Có nhiều lợi thế để phát triển dịch vụ du lịch, nhưng đến nay xã Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy) vẫn chưa có những bước chuyển mình mạnh mẽ từ thế mạnh này.

Giàu tiềm năng

Trên địa bàn Thủy Bằng có nhiều di tích nổi tiếng, như: lăng vua Khải Định, lăng vua Thiệu Trị, lăng Cơ Thánh và có thánh tích Quán Thế Âm. Lân cận Thủy Bằng, còn có điện Hòn Chén, lăng vua Minh Mạng, lăng vua Gia Long, đền Huyền Trân công chúa và khu di tích lịch sử Chín Hầm. Tuy quyền quản lý trực tiếp các điểm di tích, tham quan này không thuộc chính quyền địa phương nhưng đó là những lợi thế để Thủy Bằng mở ra nhiều cơ hội giúp người dân phát triển các hoạt động dịch vụ phụ trợ, như: nhà hàng, nhà nghỉ, bán hàng lưu niệm...

Sở hữu địa thế bán sơn địa, có sông có núi, cả 13 thôn của xã Thủy Bằng đều có làng mạc bình yên với cây trái tốt tươi, trải dài dọc theo bờ sông Hương. Nhiều loại cây đặc sản phát triển tốt trên đồng đất Thủy Bằng, như: thanh trà, bưởi, măng cụt, tiêu, chè..., đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Trong nỗ lực phát triển kinh tế vùng gò đồi phía tây, thị xã Hương Thủy cũng đã và đang có nhiều chính sách đầu tư cho xã Thủy Bằng, như: phục tráng lại các vườn thanh trà, đầu tư nâng cao chất lượng bưởi da xanh, đầu tư mở rộng diện tích trồng tiêu và trồng chè. Đây cũng là một trong những thuận lợi để Thủy Bằng phát triển du lịch theo mô hình tham quan nhà vườn, kết hợp thưởng thức đặc sản địa phương mà các xã, phường khác trong thị xã không có.

Ông Nguyễn Văn Thái, Phó Bí thư Đảng ủy xã Thủy Bằng cho biết: "Địa phương chú trọng phát triển kinh tế toàn diện theo định hướng dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Trong đó, tập trung khai thác tiềm năng lợi thế các ngành dịch vụ để dần đưa những ngành này trở thành ngành mũi nhọn. Trong những năm tới, Thủy Bằng tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng trên, trọng tâm là phát triển dịch vụ; phấn đấu đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm 14%, trong đó dịch vụ tăng 19,5%. Với mục tiêu đó, xã sẽ chú trọng phát triển mô hình nhà vườn sinh thái, các ngành nghề truyền thống, như: chẻ tăm hương, mây tre đan, gia công trầm hương, các vườn ươm cây giống… Đồng thời, vận động Nhân dân đầu tư phát triển vườn nhà theo mô hình dịch vụ du lịch sinh thái, nhất là đối với những nhà vườn có nhiều cây đặc sản thanh trà, măng cụt, chè, tiêu và cây trầm gió, các hồ sen. Địa phương cũng tiếp tục quy hoạch khu dịch vụ phục vụ việc kinh doanh buôn bán tại khu tâm linh tượng đài Quán Thế Âm.

Chưa đủ nguồn lực

Ông Nguyễn Văn Thái cho biết, khó khăn lớn nhất của Thủy Bằng là chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân từ bên ngoài. Hiện nay, ở khu vực thôn Cư Chánh và Kim Sơn, có một số cá nhân và doanh nghiệp tư nhân đầu tư mở nhà hàng, nhà nghỉ... nhưng số lượng chưa nhiều và tốc độ tăng chưa đáng kể. Mặt khác, dù Thủy Bằng và các vùng lân cận có nhiều điểm tham quan thu hút du khách, nhưng những tuyến đường chính (ngoại trừ Quốc lộ 49 lên lăng vua Khải Định) kết nối những điểm đến này lại chưa có hệ thống điện chiếu sáng, hạn chế nhu cầu đi lại, tham quan và mua sắm của du khách khi đêm về.

“Chúng tôi đã nghĩ đến nhiều cách để Thủy Bằng có thể có những bước phát triển từ các ngành dịch vụ du lịch, nhưng đến nay vẫn chưa như mong muốn. Giải pháp quan trọng nhất lúc này là Thủy Bằng phải huy động được nguồn vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài để tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành kinh tế dịch vụ – du lịch. Đồng thời, khuyến khích người dân địa phương mạnh dạn đầu tư từ những điều kiện hiện có của mình. Tuy nhiên, nguồn lực tự thân trong dân vẫn rất yếu”, ông Thái nhấn mạnh.

Để chuyển những lợi thế về dịch vụ - du lịch thành thế mạnh kinh tế, chỉ riêng Thủy Bằng nỗ lực thì không đủ. Ngoài sự chủ động tự thân, Thủy Bằng còn cần đến sự định hướng phát triển của thị xã Hương Thủy và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan, như: Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao...

Một trong những việc mà xã Thủy Bằng có thể làm ngay và làm một cách dứt điểm, là vận động người dân - nhất là ở những tuyến đường chính, dọn dẹp vườn tược, cửa ngõ, đường sá sạch sẽ và vệ sinh. Trên đà xây dựng xã nông thôn mới, Thủy Bằng đã có nhiều cố gắng trong việc thu gom rác và bố trí các điểm tập trung rác, cũng như xây dựng những tuyến đường tự quản không có rác. Nhưng trực quan dễ thấy là nhiều điểm tập trung rác còn chậm trễ trong việc di chuyển rác, vô tình tạo thành những bãi rác nhỏ lộ thiên ngay bên đường, nhất là trên tuyến Quốc lộ 49 dẫn lên lăng vua Khải Định. Việc tưởng chừng nhỏ này lại gây ấn tượng không đẹp trong mắt du khách. Sớm cải thiện việc này, không riêng Thủy Bằng mà chắc chắn hình ảnh về Thừa Thiên Huế - vùng đất du lịch giàu bản sắc và thân thiện, cũng sẽ được cải thiện nhiều trong lòng du khách.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế

Phục vụ cho việc đánh giá, so sánh tiềm năng của xe máy điện trong lĩnh vực giao vận, UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án thử nghiệm xe máy điện giao hàng tại TP. Huế.

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế
Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ

Không phải đợi đến lúc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị mà từ trước đó, Thừa Thiên Huế đã đặt mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN). Cơ sở để hiện thực hóa kỳ vọng này là vì Thừa Thiên Huế có đội ngũ trí thức hùng hậu, có cơ sở hạ tầng, thiết chế về khoa học công nghệ, cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ
Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang đô thị

Phát triển hạ tầng đô thị là một trong 5 chương trình trọng điểm của thị xã Hương Trà. Năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, chương trình này đang được các cấp, ngành, địa phương tập trung ưu tiên nguồn lực thực hiện.

Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang đô thị
Return to top