ClockThứ Bảy, 03/08/2019 12:21
Tham luận: Báo chí lan tỏa những giá trị tích cực tại cuộc thi PS-KS Viết về người tốt việc tốt

Gieo hạt giống tử tế, tăng “đề kháng” cho niềm tin

TTH.VN - Đó là bài tham luận của Báo Thừa Thiên Huế tại buổi tọa đàm với chủ đề “Báo chí góp phần lan toả những giá trị tích cực” diễn ra vào ngày 3/8, tại TP. Hồ Chí Minh do Báo Sài Gòn giải phóng tổ chức.

“Báo chí góp phần lan toả những giá trị tích cực”

Phó Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên Huế Trương Diên Thống trình bày tham luận tại buổi tọa đàm

Lẽ thường dân gian có câu “danh thơm còn mãi, tiếng xấu lưu truyền”. Điều này cũng cho thấy hậu quả của mặt “tốt” và “xấu” tạo nên hiệu ứng trong sức mạnh truyền thông. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội (MXH), việc lan truyền tiếp cận thông tin ngày càng phát triển theo cấp số nhân.

Tâm lý số đông thường đọc tin xấu, tin giật gân vì đó là bản chất tò mò của con người. Việt Nam là 1 trong 10 nước dùng facebook và youtube cao nhất thế giới. Một bộ phận người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam thường có xu hướng quan tâm, thích (like) và chia sẻ (share) thông tin giật gân, tiêu cực, trái chiều (thậm chí chưa qua kiểm chứng).

Mạng xã hội khiến người ta thấy cuộc sống bây giờ thật phức tạp, giá trị bị đổ vỡ, tâm lý bị tổn thương. Bạn đọc mất niềm tin bởi những hành động vô nhân tính: Vụ nữ sinh giao gà bị giết ở Điện Biên; thờ ơ với tính mạng con người: Sau gây tai nạn, tài xế nhìn nạn nhân bên đường rồi bỏ đi ở TP Hồ Chí Minh; Thờ ơ với cộng đồng: Những cảnh quay bạo lực học đường của học sinh các trường phát tán trên MXH. Chưa tới mức độ trầm kha khó chữa như vụ đám đông cổ vũ tự tử ở Cam Túc – Trung Quốc; live streams xả súng ở nhà thờ Chris Church- Newzealand… song, chúng ta cần phải làm gì đó để sớm ngăn chặn những hành động tương tự xảy ra trong tương lai.

Truyền thông nếu thiên về tiêu cực sẽ khiến bạn đọc, người dân sút giảm niềm tin; mạng xã hội nếu chia sẻ tin xấu chẳng khác nào đi nhân lên những mảng tối trong cộng đồng. Dần dà, con người sẽ mất niềm tin vào chính mình và những người xung quanh, dẫn tới hành động mất phương hướng. Lúc này, các mối dây gắn kết sẽ trở nên rời rạc và đến một lúc nào đó cần một sự tập hợp, sự chung tay cho mục tiêu chung sẽ trở nên khó khăn vô cùng.

Báo Thừa Thiên Huế trao quà cho người nghèo xã Hương Hữu (huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) vào dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Ảnh: Thái Bình

Vì vậy, việc thông tin những giá trị tích cực, những tấm gương điển hình sẽ tạo thêm những hạt giống tử tế, tạo sức đề kháng cho niềm tin trong xã hội vốn đang bị lung lay. “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”, cái tốt lấn át cái xấu sẽ làm xã hội tốt đẹp lên nhiều, chính vì vậy, viết về những tấm gương người tốt việc tốt chính là cổ vũ, nhân rộng những điều hay lẽ phải để lan tỏa niềm tin về sự thiện lương trong cuộc sống.

Mới đây, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã có bài viết trong đó nhấn mạnh việc sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm của cộng đồng trước nạn tin xấu, tin giả. Dòng thông tin tích cực của báo chí vẫn phải là dòng thông tin chủ lưu chất lượng, chính xác, kịp thời, khách quan; là “bộ lọc” đáng tin cậy về mọi vấn đề xã hội, dư luận quan tâm. Hay nói như Phó Chủ tịch Thường trực Hội NBVN Hồ Quang Lợi: "Báo chí không bao giờ thắng được mạng xã hội về tốc độ đưa tin. Nhưng báo chí sẽ vượt trội mạng xã hội về tính trách nhiệm, sự chuẩn mực trong hoạt động nghề nghiệp của các nhà báo”.

Sứ mệnh dẫn dắt, định hướng của báo chí trên mặt trận truyền thông phức tạp bởi mạng xã hội là một thách thức không nhỏ nhắc nhở chúng ta phải luôn tiên phong, chủ động, có định hướng với tiêu chí truyền thông một cách có văn hóa, có đạo đức, có trách nhiệm. Việc tuyên truyền người tốt việc tốt cũng đóng vai trò là người dẫn dắt, tạo ảnh hưởng và tầm lan tỏa, cổ vũ cộng đồng… để xã hội cùng phát triển.

Báo Thừa Thiên Huế từ trước đã có những chuyên mục “Người tốt – Việc tốt”. Trên trang Phóng sự- Ký sự- Ghi chép ở cả ba ấn phẩm: nhật báo, báo cuối tuần và Thừa Thiên Huế Online vẫn chú trọng đăng tải những nhân vật, những tấm gương sống đẹp làm lay động lòng người. Không chỉ các cá nhân mà cả tập thể, không chỉ những tấm gương lớn mà cả những hành động nhỏ cũng được phản ánh, chuyển tải dưới nhiều hình thức… Năm 2019 này, Báo Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc thi viết “Hoa đời thường”, thu hút các cây bút chuyên và không chuyên. Cuộc thi sẽ kết thúc và trao giải vào dịp cuối năm nay.

Các bài viết phản ảnh mặt trái của cuộc sống hoặc điều tra đều khơi gợi những giá trị tích cực, an dân. Như tuyến bài đeo bám thông tin vụ “Cắm cọc tre trên sông Bồ ngăn chặn khai thác cát sạn” của nhóm phóng viên mới đây nhất được dư luận quan tâm theo dõi, Báo không đẩy sự việc làm nóng tình hình, làm phức tạp thêm an ninh trật tự địa phương mà chủ yếu là an dân và kêu gọi các cơ quan chức năng xắn tay vào cuộc giải quyết vấn đề.

Cũng với tinh thần góp phần dẫn dắt dư luận, trong cách định hướng xử lý thông tin cho PV, BTV để phù hợp với một tờ báo Đảng địa phương, Báo đều chủ trương gợi ý các hướng đi, cách thức xử lý vấn đề hợp lý hợp tình từ gợi ý của những người trong cuộc. Mặc dù đây là một thách thức không nhỏ đối với những người cầm bút nhưng Trên trang 3 (Thời sự - chính trị), một số bài viết về xây dựng đảng: Chống chạy chức chạy quyền, Ngăn ngừa tham nhũng trong tương lai, Kiểm soát tham nhũng trong cơ quan thanh tra, kiểm tra… cùng với tinh thần chống là giải pháp xây, hai mặt này song song tồn tại, điều đó cũng thể hiện trách nhiệm của người viết, của tờ báo đối với bạn đọc.

Về tính hai mặt của MXH, Báo đã có nhiều bài viết phân tích, hướng dẫn và kêu gọi sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm trong cộng đồng và các tầng lớp nhân dân. Trên trang fanpage của Báo Thừa Thiên Huế Online chủ trương share các thông tin định hướng, tạo độ tin cậy cao, trong đó ưu tiên các thông tin tích cực, cổ vũ động viên. Đó cũng là cách để nhân lên niềm tin về những điều tốt đẹp đang diễn ra trong cuộc sống.

Lấy cái đẹp để dẹp cái xấu; hay làm thế nào để bảo vệ cái tốt, loại bỏ cái xấu còn đặt một trọng trách nặng nề đối với người cầm bút. Muốn tìm thấy cái hay, cái tốt, báo chí phải “đời” hơn, phải gần gũi hơn với cuộc sống, phải “tinh tường”, nhạy bén hơn để làm tốt sứ mệnh truyền thông và định hướng dư luận.

Làm được những điều ấy, chính là báo chí góp phần tỏa rạng những giá trị tích cực, hướng mọi người đến với những giá trị của “Chân-Thiện-Mỹ”, cùng chung tay dựng xây đất nước, dựng xây một xã hội ổn định, phồn vinh, hạnh phúc và bền vững.

Báo Thừa Thiên Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mạng xã hội tác động đến xu hướng du lịch của giới trẻ

Theo các nghiên cứu xu hướng du lịch năm 2024 của các nền tảng và công ty du lịch, mạng xã hội (MXH) ngày càng trở thành nguồn cảm hứng quan trọng, tác động vào sự thay đổi xu hướng du lịch trong tương lai, đặc biệt là với thế hệ Z và thế hệ Millennials (sinh từ 1981 đến 1996).

Mạng xã hội tác động đến xu hướng du lịch của giới trẻ
Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội

Tiếp cận, sử dụng mạng xã hội (MXH) là quyền và nhu cầu chính đáng của người dân, trong đó có cán bộ, đảng viên, công chức. Tuy nhiên, MXH là “mạng ảo” bên cạnh những thông tin chính thống, tích cực là các luồng thông tin xấu độc, phản cảm, vi phạm pháp luật đòi hỏi mỗi người, nhất là cán bộ, đảng viên cần có ý thức trách nhiệm chuẩn mực, đấu tranh phản biện tích cực khi tham gia MXH.

Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội
Xử phạt vi phạm hành chính đối tượng đăng thông tin sai sự thật

Ngày 11/9, Thượng tá Đinh Xuân Đại - Trưởng Công an TX. Hương Thủy cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với ông N.Q.T. về hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”

Xử phạt vi phạm hành chính đối tượng đăng thông tin sai sự thật
Báo chí và mạng xã hội trong xây dựng văn hóa

Những năm gần đây, các cơ quan báo chí, truyền thông trên cả nước đã đẩy mạnh phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật bằng nhiều hình thức, có chiều sâu các vấn đề về văn hóa, văn nghệ; phổ biến nhiều tác phẩm có giá trị. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, báo chí vẫn còn một số mặt hạn chế, như: Chưa có nhiều ấn phẩm báo chí chuyên sâu tuyên truyền về văn học nghệ thuật; chưa quan tâm đúng mức đến yêu cầu xây dựng con người, phát triển văn hóa.

Báo chí và mạng xã hội trong xây dựng văn hóa

TIN MỚI

Return to top