ClockThứ Ba, 26/07/2016 13:43

Giờ học sử ở một lớp tiểu học tại Mỹ

TTH - Tôi may mắn theo đoàn phụ huynh tới dự giờ học lịch sử của lớp 5 một trường tiểu học ngoại ô thành phố Boston. Sở dĩ có phụ huynh tham gia vì chính họ là người “hỏi bài” các học sinh.

Bài học hôm nay về cuộc chiến tranh chống quân Anh gần cuối thế kỷ 18. Điều khác so với các buổi học khác là học sinh có sự chuẩn bị kỹ hơn. Bởi chính các em sẽ đóng vai các nhân vật trong bài học: Washington, Jefferson, Henry Knox, Lafayette, Marion... Trang phục, râu tóc, nai nịt... phải “giống y chang” với nhân vật lịch sử. Công việc chuẩn bị bài giảng (và cũng là việc học bài) khiến các em hứng thú, chờ đợi giờ học cả tuần trước.   Trước mặt nhân vật lịch sử học sinh đều có tấm bảng xin mời hỏi (Ash me).

 Ví dụ, với HENRY KNOX:  

 1- Tại sao Washington lại chọn tôi là Bộ trưởng Bộ chiến tranh?

 2- Tại sao Washington lại chọn tôi là người phụ trách về đạn pháo?

 3- Vai trò của tôi trong trận Yorton?

 Trước mỗi nhân vật lịch sử học sinh đều có một cái bàn nhỏ, trên đó để những vật dụng liên quan tới nhân vật mà bài học có nhắc tới, như súng, gươm, đồng tiền kim loại, bản thảo hiến pháp.v.v...

Bất kỳ người nào (trong đông đảo phụ huynh và cả học sinh lớp khác nữa) đều có thể hỏi 1,2 hay 3 câu, tùy. Các học sinh đóng vai nhân vật lịch sử trả lời 3 câu thuộc như...cháo chảy (đặt ra với từng nhân vật, như trong sách giáo khoa). Với George Washington nhiều người hỏi về đồng 1 đô la in ra để ghi công to lớn của ông trong thời gian chiến tranh giành độc lập. Với Jeffetson thì hỏi nhiều tới bản Hiến pháp mà ông dự thảo.

Trong các nhân vật lịch sử, có cả Vua Anh King George lll và tướng Anh Charles Cornwallis. Tôi hỏi vì sao ngón tay ông đen vậy, Cornwallis chìa ngón trỏ và ngón cái bàn tay phải ra “vì đạn đen, dính cả ra tay, không kịp rửa”.

Gần như tất cả các nhân vật lịch sử học sinh đều được hỏi nhiều lần trong giờ học quá tưng bừng và không thể nào quên, đối với học sinh và những người được tham gia giờ học. Nhiều phụ huynh như được ôn lại bài học lịch sử một thời tuổi trẻ của chính mình. Cô giáo chỉ quan sát, khi cần lắm mới tham gia... điều chỉnh chút xíu, như khi quá nhiều người tập trung “chờ đến lượt” hỏi một nhân vật, trong lúc ở tận góc hội trường có nhân vật đang rảnh.

Tôi nói tới điều quan trọng này: Toàn bộ trang bị cho các học sinh đóng các vai trong bài học và cả những thứ bày trên bàn trước mặt mỗi em, đều do gia đình tự mua sắm.

Tham gia  giờ học này, tôi tự hỏi ở Việt Nam mình làm được không? Nếu có một tấm lòng mong muốn học sinh của mình giỏi và dĩ nhiên, với niềm tự hào về lịch sử anh hùng của cha ông.

Nhân đây tôi nói tới chơi thể thao hè của học sinh. Tôi thường xuyên đi dự các trận bóng chày của hai đứa cháu ngoại, một đứa ở đội lớp 5 và một đứa ở đội lớp 3. Mỗi tuần đi vài ba buổi. Ngoài áo quần, mũ, găng tay, bóng, giày...chuyên dụng, như các vận động viên chuyên nghiệp do các gia đình mua sắm, những thứ dùng chung như rào chắn bóng thùng lớn đựng dụng cụ của cuộc thi đấu là do các gia đình đóng góp. Và toàn bộ các huấn luyện viên, phụ tá HLV đều là người nhà của các đấu thủ (cha, chú, anh...). Đến các bằng chứng nhận, cúp vô địch đều do gia đình đóng góp lo toan (mỗi đội 15 em thì có 15 cup vô địch!). Ở đây, gần như các hoạt động ngoại khoá đều do cha mẹ các em tự đứng ra lo toan hết (ở ta, các cuộc hoạt động ngoại khoá đều chủ yếu do nhà trường gánh hết?!).

TÔ NHUẬN VỸ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

Theo tin từ Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Michael Regan vừa công bố 8 tổ chức sẽ giám sát việc đầu tư 20 tỷ USD để tài trợ cho hàng chục nghìn dự án năng lượng sạch và giao thông vận tải tại các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Mỹ.

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp
Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip

Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Nikkei Asia trước thềm một hội nghị thượng đỉnh ba bên lịch sử ở Washington vào tuần tới, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ hợp tác cùng nhau trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, số hóa, các mạng lưới truyền thông, năng lượng sạch và khoáng sản quan trọng.

Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip
Return to top