ClockThứ Hai, 12/12/2016 09:54

Giới thiệu “Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức người Việt”

"Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức người Việt" là chủ đề chương trình giới thiệu văn hóa tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội.

Tiết mục hát văn Công đồng do các nghệ nhân, cung văn trình diễn

Trong chương trình này, các nhà nghiên cứu, các thanh đồng đã chia sẻ về Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, và việc thực hành tín ngưỡng, cùng với đó là chương trình giới thiệu diễn xướng một số giá hầu đồng trong thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Tại buổi nói chuyện, GS.TS. Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, đã trò chuyện, về lịch sử, giá trị của di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trong tâm thức người Việt, đồng thời chia sẻ về những khó khăn, thách thức trong quá trình chuẩn bị và bảo vệ hồ sơ để UNESCO công nhận di sản "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo GS.TS. Nguyễn Chí Bền, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt có lịch sử lâu đời, đang được thực hành phổ biến và đa dạng ở khắp các vùng miền trong cả nước, cũng như cộng đồng người Việt nước ngoài. Tín ngưỡng này chứa đựng những sáng tạo văn hóa, trong đó có những sáng tác văn chương của các nhà Nho, đã văn chương hóa các nhân vật phụng thờ, là những lễ hội dân gian, những di tích lịch sử và nhiều giá trị văn hóa khác. Trong đó, lên đồng là một thành tố quan trọng trong thực hành tín ngưỡng này.

Thanh đồng Nguyễn Văn Minh, thủ nhang đồng đền của đền đức thánh Vua Bà (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vui mừng, khi di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thanh đồng Nguyễn Văn Minh cũng bày tỏ sự lo ngại, khi hiện nay có nhiều người đang lạm dụng, lợi dụng việc thực hành tín ngưỡng để trục lợi, làm biến dạng, sai lệch giá trị di sản. Thanh đồng Nguyễn Văn Minh hy vọng, cơ quan quản lý văn hóa sớm có những giải pháp để đưa hoạt động thực hành nghi lễ trong Tín ngưỡng thờ Mẫu vào khuôn khổ, để việc thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu được làm đúng cách, không bị sai lệch, không bị trục lợi. Theo Thanh đồng Nguyễn Văn Minh, các thanh đồng cũng có trách nhiệm gìn giữ giá trị văn hóa, tuyên truyền cho các con nhang, đệ tử hiểu và thực hành đúng các nghi thức trong thực hành tín ngưỡng, góp phần bảo vệ, gìn giữ và phát huy được những giá trị tốt đẹp của di sản.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Đu tiên Phú Gia trở lại

Một ngày cuối tháng Hai vừa qua, người dân làng Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc đã đổ về sân Nhà văn hóa cùng tham gia lễ phục dựng trò chơi Đu Tiên và các trò chơi dân gian. Nhìn những ánh mắt rạng ngời dõi theo những vòng đu quay, mới nhận ra trong lòng họ đang ngập tràn hạnh phúc, bởi sau 25 năm, giờ trò đu tiên mới được phục dựng trên mảnh đất quê hương.

Đu tiên Phú Gia trở lại
Xây dựng kịch bản tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 10%

Tại cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 2/2024 diễn ra chiều 29/2, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương tập trung rà soát, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, chủ động phương án, xây dựng kịch bản phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 10%, cao hơn Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đề ra (8,5 - 9,5%).

Xây dựng kịch bản tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 10
Return to top