ClockThứ Ba, 16/01/2018 05:06

Giống lúa mới cho vụ đông xuân

TTH - Vụ đông xuân 2017-2018, ngành nông nghiệp đưa nhiều giống lúa mới, chất lượng cao vào gieo cấy với diện tích gần 10 ngàn ha.

Phân bổ 105 tấn hạt giống lúa, ngô hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên taiGiống lúa mới cho vùng đất ven pháLiên kết sản xuất giống lúa xác nhậnThành công từ giống lúa Thiên ưu 8Giống mới cho “đất lúa” Phú Lương

Từ mô hình thí điểm cách đây vài năm, giống lúa mới HN6 đã thích nghi được điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng ở nhiều đồng ruộng trên địa bàn tỉnh. Từ vài ha ban đầu, giống lúa này từng bước nhân rộng lên hằng năm, đến năm 2017 tăng gần 2.150 ha. Giống lúa mới HN6 cho hạt gạo thơm ngon, đạt năng suất cao, bình quân trên 60 tạ/ha, một số nơi đạt 68-70 tạ/ha.

Kiểm tra giống lúa mới chất lượng cao trong vụ hè thu 2017 tại xã Thủy Phù (Hương Thủy)

Ông Lê Văn Thứ, Giám đốc HTX Nông nghiệp Đông Phú (Quảng Điền) đánh giá, nhiều năm trước, trên địa bàn HTX chủ yếu sản xuất hai giống lúa truyền thống 4B và TH5, nay từng bước ưu tiên đưa giống lúa mới HN6 vào gieo cấy. Giống mới này có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ thích nghi với điều kiện tại địa phương, năng suất đạt trên 65 tạ/ha; chất lượng gạo thơm ngon, tỷ lệ xay xát cao, sản phẩm thường được thu mua với giá cao hơn 1.000 đồng/kg so với các giống lúa khác.

Vụ lúa đông xuân 2017-2018, HTX Đông Phú tiếp tục đưa giống lúa HN6 vào sản xuất với diện tích lớn hơn, dự kiến khoảng vài chục ha tại nhiều chân đất khác nhau trên địa bàn Đông Phú cũng như huyện Quảng Điền.

Ông Hoàng Vọng, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền thông tin, năm 2017, diện tích lúa HN6 đưa vào gieo cấy trên toàn huyện đạt 180 ha, dự kiến vụ đông xuân năm nay là khoảng 300 ha và sẽ tiếp tục nhân rộng trong những năm tiếp theo.

Theo Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh, giống lúa HN6 đến nay có mặt hầu hết tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Ngoài một số huyện, thị xã như Hương Trà, Phú Vang, A Lưới, Hương Thủy còn mang tính thí điểm, chưa nhân rộng, các huyện khác đã bắt đầu nhân rộng như Phong Điền gần 1.000 ha, Phú Lộc 600 ha...Vụ đông xuân 2017-2018, diện tích giống lúa mới này dự kiến mở rộng toàn tỉnh 1.500 và vụ hè thu 2018 khoảng 1.500 ha.

Bà Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc TTKN cho rằng, giống lúa có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, quyết định năng suất, tạo ra sản phẩm chất lượng kháng sâu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ khảo nghiệm thành công, nhiều giống lúa mới, chất lượng cao, đáp ứng trước yêu cầu hiện nay như  KH1, LDA1, JO2, SHPT1, AX14... đang được ngành nông nghiệp nhân rộng trong vụ đông xuân 2017-2018 với diện tích khoảng 500 ha. Đây là các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, có ưu điểm tránh lũ, khả năng đẻ nhánh tốt,  tập trung, số bông trên khóm đều, hạt xếp sít, thời gian trổ chỉ 5-7 ngày; thân cứng, chống chịu đổ ngã tốt; năng suất bình quân từ 60-75 tạ/ha. Riêng giống AX14 có thể trồng trên những đồng ruộng nhiễm mặn, chua phèn.

Ngoài các giống lúa mới, trước đó, ngành nông nghiệp cũng đã sản xuất thành công và nhân rộng nhiều giống lúa chất lượng như IRi352, TH5, BT7... chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Một số HTX như Phú Thanh, Phú Hồ... đã xây dựng thương hiệu gạo thơm, chất lượng cao như Bắc Thơm 7...

Vụ đông xuân 2017-2018, toàn tỉnh dự kiến đưa vào gieo cấy trên 27 ngàn ha lúa với các giống xác nhận (cấp 1) đạt gần 100% diện tích. Các giống đưa vào gieo cấy chủ yếu HT1, TH5, Iri352, PC6, BT7, QR1, Khang dân... đảm bảo theo cơ cấu của ngành nông nghiệp. Trong đó, các giống chất lượng cao như TH5, Iri352, BT7 và các giống mới chất lượng cao như HN6, KH1, LDA1, JO2, SHPT1, AX14... đạt gần 10 ngàn ha.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao

Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), nhiều nông dân các địa phương đã xây dựng mô hình, tổ hợp trang trại chăn nuôi khép kín an toàn sinh học (ATSH), mang lại thu nhập cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao
Return to top