ClockThứ Tư, 24/04/2013 13:52

“Giữ chút gì rất Huế...”

TTH - Lời ca khúc có vẻ như không liên quan gì đến thời sự. Nhưng nếu để những điều ấy không trượt qua như khi ta nghe một bài hát thì có thể nhận thấy, điều này cho đến bây giờ vẫn là một mong muốn, một đề nghị... để giữ cốt cách và bản sắc của văn hoá Huế trong tiến trình phát triển và hoà nhập.

Nằm trong các hoạt động chung của cả nước, rất nhiều huyện, thị, thành phố và một số cơ quan ban ngành đã và đang tích cực triển khai tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá VIII). Có rất nhiều điều đã được thực hiện trong quá trình này trên các lĩnh vực, bao gồm nhận thức và việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trong nghị quyết. Trên bình diện này, có nhiều vấn đề cần được đánh giá, nhìn nhận và xác lập lại các tiêu chí để tiếp tục vận hành, xây dựng và phấn đấu. Đó là các vấn đề về xây dựng đạo đức, lối sống con người Thừa Thiên Huế; xây dựng môi trường văn hóa; phát triển sự nghiệp văn học - nghệ thuật; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc; phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ; phát triển hệ thống thông tin đại chúng; Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; về văn hóa tâm linh và chính sách văn hóa đối với tôn giáo; giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa; củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế, thiết chế văn hóa; công tác cán bộ và xây dựng nguồn nhân lực cho văn hóa...

Qua một số hội nghị cấp cơ sở đã được tổng kết, có thể nhận thấy, những mặt mạnh, kết quả và thành tựu cũng như những hạn chế, tồn tại đã được đánh giá một cách nghiêm túc. Dù diện rộng, tầm lớn và liên quan đến nhiều hoạt động xã hội nhưng điều nổi bật nhất có thể nhận thấy là Thừa Thiên Huế đã gìn giữ và xây dựng được một đời sống văn hoá với nhiều thế mạnh trong dòng chảy văn hoá chung của cả nước, trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nhận thức đến hành động, từ văn hoá vật thể đến phi vật thể, từ giáo dục, y tế đến giao lưu hợp tác quốc tế...
 
Tất nhiên, trong tất cả các chiều hướng vận động, những tồn tại, hạn chế, yếu kém... vẫn tồn tại và không thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Chính vì thế, bên cạnh những đòi hỏi cần được nâng cao hơn nữa về mặt thiết chế, về đội ngũ và nguồn nhân lực, về hợp tác và phát triển... vấn đề đang được chú tâm là làm thế nào giữ và phát huy được bản sắc Huế từ thói quen, phong thái, cốt cách, giao tiếp, ứng xử... Những điều tưởng chừng như không có vấn đề nhưng rõ ràng là đã và đang có phần mai một, có phần lãng quên, nhất là đối với lớp trẻ trong cuộc sống hiện đại.
 
Thế nên, cái “chút gì rất Huế” trên kia, đâu chỉ là chút gì đó mà là sự vận hành của cả một bộ máy trên nhiều lĩnh vực nói chung, đồng thời cũng đòi hỏi sự “vận hành” trong nhận thức của mỗi cá thể.
Hạnh Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Chiều 22/4, Ban Bí thư tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 32 -CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Return to top