ClockThứ Hai, 02/10/2017 14:06

Giữ gìn, vun đắp tình cảm Việt- Lào

TTH - Thông qua cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào”, nhiều người con của Hương Trà đã bày tỏ trọng trách của các thế hệ hôm nay trong việc giữ gìn, vun đắp và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam mà các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp.

Là một trong những tác giả có bài dự thi được Ban tổ chức cuộc thi thị xã Hương Trà đánh giá có chất lượng, đầu tư công phu (127 trang), chị Nguyễn Thị Mỹ Hương, cán bộ thủ quỹ thuộc Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thị xã đã đầu tư thời gian 3 tháng để  sưu tầm tư liệu liên quan, thực hiện bài dự thi của mình với chủ đề “Quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam từ năm 1976 đến nay”.

Phó ban Tuyên giáo Thị ủy Hương Trà kiểm tra bài dự thi của các tác giả

Chị Hương chia sẻ: “Khó nhất là khâu tìm tư liệu, vì phải tổng hợp từ nhiều nguồn, nhất là giai đoạn từ năm 2007 trở về sau. Tuy nhiên, càng đi sâu tìm hiểu tôi càng hứng thú. Việc thực hiện bài dự thi đã giúp tôi hiểu thêm về mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau một cách chân thành, chí tình, chí nghĩa, “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” của Nhân dân hai nước trong thời kỳ chiến tranh; về quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các tỉnh Salavan và Sêkông của nước bạn Lào. Riêng phần quan hệ hợp tác của Huế với các tỉnh bạn Lào được tôi đầu tư viết công phu hơn cả, với hơn 5.500 từ và nhiều hình ảnh sinh động...".

Với tác giả Hồ Thị Thanh Hương, chuyên viên Ban Dân vận Thị ủy, tuy chưa từng đặt chân đến đất nước Lào nhưng chị đã bày tỏ tình cảm đặc biệt của mình qua bài thi với chủ đề “Những cảm nhận về nền văn hóa, về đất nước và con người Lào”. Chị Thanh Hương bày tỏ: “Qua những câu chuyện tôi nghe được, rồi qua sách báo và nhất là qua những tư liệu sưu tầm chuẩn bị cho bài viết, quả thật, dù chưa đặt chân đến xứ sở Triệu Voi xinh đẹp, nhưng tôi đã “phải lòng” đất nước và con người nơi đây, ấn tượng với những nét văn hóa đặc sắc của nước bạn Lào. Vì vậy, qua bài viết, tôi mong muốn được nói lên suy nghĩ, cảm nhận rất riêng về tình đoàn kết đặc biệt của hai nước Việt Nam- Lào”.

Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào”, đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các tổ chức cơ sở Đảng, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn thị xã Hương Trà. Theo Trưởng ban Tuyên giáo Thị ủy Nguyễn Ngọc Phương: Nhìn chung, các bài dự thi đã thể hiện sự đầu tư công phu cả về nội dung và hình thức, có kỹ năng trình bày tốt, bố cục chặt chẽ; có nhìn nhận, phân tích, đánh giá sâu sắc, truyền tải tình cảm của tác giả, sự tự hào của Nhân dân Việt Nam nói chung, Nhân dân Thừa Thiên Huế nói riêng đối với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam- Lào. “Có những bài dự thi được tác giả viết tay, thể hiện tình cảm trân trọng của mình; nhiều bài dự thi đã đưa ra được những giải pháp mang tính thiết thực, có thể vận dụng vào thực tiễn trong xây dựng mối quan hệ Việt Nam- Lào... Ban tổ chức cuộc thi của thị xã đã nghiêm túc nghiên cứu, chọn ra 50 bài xuất sắc trong tổng số 248 bài dự thi để gửi tham gia cuộc thi cấp tỉnh”, ông Phương cho hay.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ gìn làng quê sạch đẹp

Hậu xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương trên địa bàn tỉnh thi đua nhân rộng các khu dân cư (KDC) kiểu mẫu. Đây là mô hình có tính tổng hợp các tiêu chí, là mẫu chuẩn trong xây dựng NTM gắn với các tiêu chí khó như: xây dựng KDC văn minh, thi đua làm các tuyến đường kiểu mẫu, thực hiện phân loại rác tại nguồn, chuyển đổi sản xuất an toàn…

Giữ gìn làng quê sạch đẹp
Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”

Trần Hoàn, tên thật là Nguyễn Tăng Hích (27/12/1928 – 23/11/2003), nhạc sĩ tên tuổi trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Hàng trăm ca khúc của ông đã đi vào lòng công chúng ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp như: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Hoàng hôn đêm trăng… Và cả trong sự nghiệp sáng tác của ông sau này, nhiều ca khúc với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng như: Lời ru trên nương, Nắng tháng ba, Gửi Huế, Mùa xuân nho nhỏ, Giữa mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Thăm bến Nhà Rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa… mãi đọng lại trong lòng khán, thính giả yêu âm nhạc.

Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”
Giữ gìn bản sắc văn hóa là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội

Đó là khẳng định của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ khi cùng Đoàn khảo sát của Tỉnh ủy làm việc với Đảng bộ xã Thủy Thanh (TX. Hương Thủy) về việc triển khai Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy (khóa XVI) xây dựng văn hóa cơ sở, sáng 28/11.

Giữ gìn bản sắc văn hóa là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội
Lấy ý kiến về quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế

Để góp phần bảo tồn bền vững những di sản quý báu mà ông cha ta đã để lại, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức trưng bày, niêm yết lấy ý kiến cộng đồng và cá nhân liên quan về hồ sơ Quy hoạch (QH) bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Lấy ý kiến về quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế
Nhân Ngày Chăm sóc cuối đời và Chăm sóc giảm nhẹ thế giới:
Vun đắp những cộng đồng trắc ẩn

Ngày Chăm sóc cuối đời và Chăm sóc giảm nhẹ thế giới được xác định là ngày thứ bảy tuần thứ hai của tháng 10 hàng năm. Năm nay nhằm ngày 14/10 với chủ đề “Compassionate Communities: Together for Palliative Care” (Những cộng đồng trắc ẩn: Đồng lòng chăm sóc giảm nhẹ).

Vun đắp những cộng đồng trắc ẩn
Return to top